Ngoài tích nước trái phép, thủy điện Thượng Nhật còn vi phạm những gì?

Duy Lợi - 18/11/2020 08:57 (GMT+7)

Ngoài tích nước trái phép, chủ đầu tư công trình thủy điện Thượng Nhật đã có những chậm trễ trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) cho người dân…

VNF
Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương kiểm tra tại công trình Thủy điện Thượng Nhật

Có những chậm trễ GPMB trong công tác đền bù GPMB...

Tối 17/11, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, theo báo cáo của UBND huyện Nam Đông, thủy điện Thượng Nhật tại xã Thượng Nhật (huyện Nam Đông) đã có những chậm trễ trong công tác đền bù GPMB cho người dân.

“Đối với công tác đền bù lòng hồ thủy điện Thượng Nhật, một số tồn tại đã được nhắc nhiều lần tại các biên bản làm việc giữa Sở Công thương, UBND huyện Nam Đông, UBND xã Thượng Nhật và Công ty Cổ phần Đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam, nhưng công ty không thực hiện”, Văn phòng UBND tỉnh cho hay.

Cụ thể, theo báo cáo của UBND huyện Nam Đông, hộ ông Hồ Văn Sỹ có 1 thửa đất 2.677,2m2 bị ảnh hưởng, công ty cho rằng đó là diện tích đất ven sông suối, đất hoang hóa và đề xuất hỗ trợ hơn 5,3 triệu đồng, nhưng hộ gia đình ông Sỹ không thống nhất.

Công ty Cổ phần Đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam cũng đã có cam kết chi trả sớm cho hộ gia đình ông Hồ Văn Bí hơn 52,1 triệu đồng, đến nay vẫn không trả như cam kết.

Bên cạnh đó, có 4 hộ dân có diện tích phát sinh thêm, Công ty Cổ phần Đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam vẫn chưa hợp đồng với đơn vị tư vấn để đo đạc diện tích này. Về đường dây, có 5 hộ chưa có phương án đền bù, 2 hộ dân nằm trong phạm vi GPMB đường dây và 3 hộ nằm ngoài phạm vi GPMB.

Khu vực nhà điều hành nhà máy thủy điện Thượng Nhật

Đối với một số kiến nghị của người dân, Công ty Cổ phần Thủy điện miền Trung cam kết sẽ xây dựng hoàn trả lại tuyến đường bê tông dân sinh thôn A Tin trước ngày 31/12/2020. Mở đường sản xuất từ ngầm tràn Ka Đầu vào vùng sản xuất Ma Rai (khoảng 1km), công ty giao cho xã thực hiện và công ty cam kết hỗ trợ 150 triệu đồng vào tháng 12/2020, hiện công trình đang trong quá trình thi công.

Đối với xây ngầm tràn khe Ka Đầu, công ty hợp đồng với doanh nghiệp tư nhân thi công, công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhưng đến nay công ty vẫn chưa thanh toán kinh phí cho đơn vị thi công số tiền 140 triệu đồng.

Đối với việc trả lại đường mòn vùng Cha Lai (khoảng 15km), do việc mở đường liên quan đến đất và tài sản trên đất của các hộ dân, phía công ty đã đề xuất với UBND xã chủ trì việc mở đường, sau khi hoàn thành Công ty sẽ hỗ trợ lại phần kinh phí thực tế phục vụ cho việc mở đường. Đến nay UBND xã chưa triển khai.

Theo Chủ tịch UBND huyện Nam Đông Trần Quốc Phụng, chủ đầu tư chưa dọn dẹp lòng hồ nhưng đã tích nước, phát điện khi chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Ở vai phải đập thuỷ điện Thượng Nhật, núi ở khu nhà điều hành có nguy cơ sạt lở rất lớn, cần khắc phục; chưa cắm cảnh báo ở hạ du đập.

Chủ đầu tư xin rút kinh nghiệm và sẽ khắc phục

Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra Bộ Công thương tại thuỷ điện Thượng Nhật chiều 17/11, ông Lê Văn Khoa, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư thủy điện Miền Trung Việt Nam thừa nhận, thời gian qua chủ đầu tư đã có sự chậm trễ, sai sót trong điều hành. Công ty xin rút kinh nghiệm và sẽ khắc phục, mong được tạo điều kiện để sớm phát điện, có nguồn thu để bù kinh phí đầu tư, nộp ngân sách.

Ông Tô Xuân Bảo, Phó cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công thương (giữa) ông Lê Văn Khoa, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện miền Trung Việt Nam (bên phải) tại công trình thủy điện Thượng Nhật

Phó chủ tịch UBND huyện Nam Đông Lê Thanh Hồ khẳng định, nhà máy thủy điện Thượng Nhật nhiều lần không thực hiện theo quy định của tỉnh về việc mở hoàn toàn 5 cửa van trong phòng chống bão số 13.

“Vì sao rất nhiều văn bản, sở ngành, của huyện và kể cả trung ương nhưng không thấy công ty thực hiện, có ai chống lưng hay không thì tôi… không biết”, ông Hồ nói.

Tại buổi làm việc, ông Tô Xuân Bảo, Phó cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, dù doanh nghiệp đưa ra nhiều lý do nhưng thực tế cho thấy đã không tuân thủ theo chỉ đạo của tỉnh và các cơ quan ban ngành.

Ông Bảo nhấn mạnh, trong thời điểm cả miền Trung đang tập trung phòng chống bão lũ, việc thủy điện không chấp hành lệnh mở hoàn toàn 5 cửa van như yêu cầu của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh là việc không thể chấp nhận. Bên cạnh đó, việc không tuân thủ theo quy định sẽ gây nguy hiểm cho thủy điện và cả phần hạ du.

Bước đầu, ông Bảo khẳng định rằng chủ đầu tư thủy điện Thượng Nhật đã không tuân thủ hoặc chưa tuân thủ các quy trình, quy định. Trong đó rõ nhất là không tuân thủ các yêu cầu các quy định của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, quy trình vận hành.

“Theo Nghị định của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thì chúng tôi đã có thể xử phạt vi phạm hành chính ngay. Còn về giấy phép hoạt động điện lực, các anh nếu không duy trì các điều kiện theo quy định thì chúng tôi sẽ kiến nghị Bộ Công thương thu hồi”, ông Bảo cho hay. Ông Bảo cũng yêu cầu chủ đầu tư, Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế chuẩn bị các văn bản liên quan để ngày mai (18/11) đoàn tiếp tục có cuộc họp tại Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo Giao thông
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, nỗ lực phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay.

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

(VNF) - Ngày 30/5, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (HoSE: SHI) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 (AGM 2024) với nhiều nội dung đáng chú ý.

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP. Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây là tiền đề để tỉnh hoàn tất thủ tục phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Biên Hòa và tiến tới giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại phân khu C4 thuộc dự án Aqua City.

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

(VNF) - Theo tuyên bố được đưa ra ngày 30/5, Grab và OpenAI đang hợp tác để xây dựng và triển khai các giải pháp AI cho hệ sinh thái của ứng dụng gọi xe công nghệ.

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

(VNF) - PwC đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc khi gã khổng lồ kiểm toán toàn cầu đã bị gần 20 công ty hàng đầu hủy hợp đồng kể từ khi bị cho là "dính líu" tới bê bối gian lận kiểm toán tại Evergrande.

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

(VNF) - Cổ phiếu PSH nhanh chóng giảm kịch sàn ngay sáng 30/5, sau khi con trai Chủ tịch nhận 'tráp phạt' từ UBCKNN vì hành vi thao túng, tạo cung cầu giả.

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

(VNF) - Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, THACO cho biết sẽ tập trung kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững trong từng ngành nghề.

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nhằm tháo gỡ các vướng mắc.

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến cuối tháng 5/2024, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Điều này được cho là đến từ sự hấp hẫn của thị trường BĐS Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt của thị trường.

Lotte Card ‘bơm’ thêm 68 triệu USD cho pháp nhân Việt Nam

Lotte Card ‘bơm’ thêm 68 triệu USD cho pháp nhân Việt Nam

(VNF) - Công ty thẻ tín dụng Hàn Quốc Lotte Card vừa hoàn tất đợt tăng vốn trị giá hơn 1.726 tỷ đồng (khoảng 68 triệu USD) cho pháp nhân tại Việt Nam là Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Lotte Việt Nam (LOTTE FINANCE). Đây là lần tăng vốn lớn nhất kể từ khi công ty bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2018.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.