Toàn cảnh thi công Cao tốc Hoà Liên - Túy Loan 2.100 tỷ đồng
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m
Theo các chuyên gia, tại Nghị định 149 ngày 11/11/2016 của Chính phủ (quy định chi tiết về Luật Giá) và Thông tư 35 ngày 15/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng để kinh doanh (dự án BOT) đang bộc lộ bất cập, gây khó khăn cho nhà đầu tư.
Cụ thể, các tuyến đường BOT dù được xây dựng mới, song song với tuyến đã có nhưng chỉ được thu với mức giá tối đa cụ thể (theo lượt, tháng, quý) đối với phương tiện. Cơ chế này khiến đường BOT cao tốc, hầm đường bộ không khác Quốc lộ do nhà nước đầu tư, chưa tạo thuận lợi trong đầu tư kinh doanh và khiến nhà đầu tư không chủ động được phương án thu hồi vốn.
Minh chứng rõ nhất như tại dự án BOT hầm Đèo Cả được xây dựng mới, phương tiện vẫn có lựa chọn đường cũ để đi lại, nhưng chỉ được thu theo khung giá cố định.
Theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công-tư (PPP-Bộ Giao thông vận tải), đối với các dự án giao thông cần phải có lộ trình tăng giá sử dụng dịch vụ hợp lý, không thể công bố khung giá cố định mãi mãi.
Ở một số quốc gia, nhà nước cho nhà đầu tư kiểm soát. Khi đấu thầu xong dự án, nhà đầu tư quyết định mức giá. Nếu giá rẻ, đông xe sẽ dẫn đến tắc đường, thậm chí có nhà đầu tư đưa ra mức phí linh hoạt trong các khung giờ cao và thấp điểm.
“Các tuyến đường song hành nhà đầu tư đặt phí quá cao sẽ 'chết trước,' lỗ hay lãi cũng chỉ thu trong vòng đời quy định khoảng 24-30 năm của dự án, sau đó phải trả lại tuyến đường lại cho Nhà nước,” ông Huy phân tích.
Riêng đường song hành, ông Huy bày tỏ quan điểm nên để nhà đầu tư tự quyết mức phí và để người dân chọn. Mức phí nên được điều chỉnh linh hoạt giống như vé máy bay.
Đồng tình, ông Mai Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đối với các tuyến xây mới, có đường song hành, mức giá cần phải được điều chỉnh linh hoạt chứ không thể chốt cố định như hiện nay nhưThông tư 35.
Giải thích rõ hơn, ông Tuấn Anh đưa ra minh chứng, trước đây, VEC đã từng đề xuất điều chỉnh mức giá trên cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây theo khung giờ thấp điểm, cao điểm (phương tiện đi vào giờ cao điểm sẽ trả phí cao, thấp điểm trả phí thấp) để người tham gia giao thông lựa chọn và đây là giải pháp hiệu quả để điều tiết giao thông.
“Mức giá dịch vụ của các dự án đường cao tốc này cần tuân theo cơ chế nền kinh tế thị trường, phương tiện đi đường tốt được phục vụ với chất lượng cao thì phải trả giá cao. Nếu cứ giới hạn mức giá sử dụng dịch vụ sẽ dẫn tới việc hoàn vốn của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng, khó thu hút các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực hạ tầng giao thông,” ông Tuấn Anh đánh giá.
Ông Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng) cũng cho rằng, mức phí sử dụng đường bộ cần phải tuân theo cơ chế thị trường quyết định. Điều này không chỉ giúp các dự án hầm đường bộ, đường cao tốc tháo gỡ khó khăn trong việc hoàn vốn mà còn tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tiếp tục tham gia vào các dự án hạ tầng giao thông trong thời gian tới, nhất là các dự án cao tốc Bắc-Nam.
Là đơn vị thi công hàng loạt hầm đường bộ như Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân, ông Trần Văn Thế, Phó Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, hiện tại, giá vé thu cho các công trình hầm đường bộ được áp dụng theo quy định tại Thông tư 35 và Bộ Giao thông Vận tải đang thực hiện thủ tục để sửa đổi, bổ sung nội dung Thông tư này.
“Các công trình hầm đường bộ có suất vốn đầu tư rất cao, khoảng hơn 10 lần so với công trình khác. Để hoàn vốn, không thể thực hiện được nếu cùng quy định về mức giá như đối với các công trình khác do chênh lệch rất lớn về suất vốn đầu tư,” ông Thể nhìn nhận.
Từ đó, theo ông Thế, mức giá trần hợp lý cần được tính khi công trình PPP hầm đường bộ đã xác định được chi phí đầu tư thực tế và các thông số thực tế khác (dòng xe, chi phí quản lý, vận hành, bảo trì hàng năm), từ đó giả định với một trạm thu phí hoàn vốn sẽ tính được mức giá tối đa.
Nhấn mạnh việc Bộ Giao thông vận tải bỏ khống chế giá trần và để giá vé do thị trường quyết định là đúng đắn và phù hợp với thực tiễn, một số chuyên gia kinh tế chỉ ra bất cập khi quy định trần giá vé là khống chế giá vé bên trên nhưng giá vé dưới đáy là bao nhiêu thì không quy định.
Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia kiến nghị Bộ Giao thông vận tải có thể đưa ra khung giá dịch vụ cho từng loại công trình đường cao tốc, hầm đường bộ, cầu,… trong đó sẽ quy định mức giá thấp nhất và cao nhất về phí sử dụng dịch vụ cho từng loại công trình.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ hoàn thiện dự thảo sửa đổi Thông tư 35 để ban hành trong tháng 12, góp phần tháo gỡ khó khăn cho dự án như hầm Đèo Cả.
Ông Thể cũng chỉ đạo khẩn trương báo cáo Chính phủ, đề nghị sửa đổi Nghị định 149/2016 quy định chi tiết về Luật giá theo hướng những dự án đường BOT làm mới, có đường song song, người dân có sự lựa chọn, sẽ không quy định giá trần mà để doanh nghiệp tự quyết định.
“Khi đó, doanh nghiệp tự biết cân đối nguồn thu, nếu giá vé hợp lý sẽ nhiều xe hoặc ngược lại để bảm đảo phương án, thời gian hoàn vốn,” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m