Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Nằm cách trục quốc lộ 22 khoảng 20 km, trên vùng thượng nguồn hồ thủy lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), cụm nhà máy cung cấp lượng điện đủ cho gần 320.000 hộ gia đình Việt. Dự án được xây dựng trên diện tích 504 ha, mức đầu tư 9.100 tỷ đồng.
Khu vực xây cụm nhà máy điện mặt trời có địa hình ngập thường xuyên lẫn bán ngập, nghĩa là chìm trong biển nước vào cuối mùa mưa. Trước đây, như hàng ngàn ha khác bên hồ Dầu Tiếng, khu vực này được tận dụng để trồng hoa màu ngắn ngày.
Chạy dài suốt 4 km, bám theo dải đất nhìn ra hồ, rừng cột bê tông được dựng lên với chiều cao 6 - 8 mét. Phía trên, những tấm pin năng lượng mặt trời được gắn hướng về phía nam, để đón bức xạ mặt trời. Dòng điện một chiều từ hệ thống pin được biến đổi thành dòng xoay chiều, nâng áp lên 22 kV, truyền về trạm biến áp 220 kV và hòa vào lưới điện quốc gia.
Rộng khoảng 500 ha, cánh đồng pin được xây dựng trong gần một năm qua, bởi hơn 1.000 kỹ sư và công nhân thuộc dự án do công ty TNHH Xuân Cầu và đối tác B. Grimm Power Public (Thái Lan) thực hiện.
"Khoảng tháng 10 hàng năm là cuối mùa mưa. Khi ấy, mực nước dâng cao và có thể kéo dài tháng 2 năm sau. Nếu không trồng cây ngắn ngày, vùng bán ngập này cũng khó làm gì khác", Hoàng Ngọc Ánh, kỹ sư dự án chia sẻ.
Sự xuất hiện của nhà máy điện mặt trời được đánh giá có tính kinh tế cao hơn. Đại diện chủ đầu tư cho biết nguồn điện sản xuất được mỗi năm tương đương 1.500 tỷ, trung bình 3 tỷ mỗi năm trên diện tích một hecta đất.
Bên cạnh đó, cụm nhà máy điện Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2 có thể coi là cú hích để phát triển thêm các khu công nghiệp địa phương, tạo thêm công việc đáng kể cho nguồn lao động tại chỗ. Công trình năng lượng sạch lớn nhất Đông Nam Á sẽ thu hút khách tham quan, kết nối với các điểm hồ Dầu Tiếng và núi Bà Đen, tạo ra hệ sinh thái kinh tế và du lịch.
Đòi hỏi quỹ đất lớn cộng cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đủ mạnh để tránh quá tải lưới truyền, là những vấn đề nhiều nhà đầu tư gặp phải trong cơn sốt xây dựng nhà máy điện mặt trời vài năm qua. Nhìn từ góc độ ấy, dự án của công ty TNHH Xuân Cầu và đối tác có nhiều ưu điểm trong việc giải quyết những nút thắt này.
Việc giải tỏa mặt bằng cho quỹ đất bán ngập hơn 500 ha của dự án diễn ra thuận lợi. Đồng thời, các chuyên giá đánh giá đặc thù về địa hình cho phép nhà máy đạt hiệu suất hoạt động cao. Thiết kế nằm sát mặt nước khiến nhiệt độ môi trường lân cận thấp, giảm thiểu tối đa hao hụt điện năng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh các tấm pin giảm rất nhiều chi phí.
Vị trí của dự án nằm cạnh khu vực trung tâm phụ tải phía Nam, nên sản lượng điện sẽ được tiêu thụ bởi các phụ tải này mà không phải truyền đi xa; lưới truyền tải khu vực dự án không bị quá tải nên tránh được việc phải cắt giảm công suất.
Địa điểm đặt nhà máy thường xuyên có nắng với lượng bức xạ lớn và ổn định, với cường độ bức xạ đạt 5,1 kWh/m2 mỗi ngày và số giờ nắng trung bình 2.400 giờ/năm. Để khai thác hết tiềm năng từ vùng đất ngập, chủ đầu tư và đối tác chấp nhận mức đầu tư lớn cho hạ tầng kỹ thuật và các công nghệ liên quan. Hệ thống pin sử dụng công nghệ quang điện loại silic đa tinh thể, hiệu suất chuyển đổi trên 17 %; 70 bộ inverter (biến tầng) hiệu suất chuyển đổi trên 98 %. Ngoài ra, phần pin và inverter được lựa chọn theo công nghệ 1.500VDC để giảm thiểu tối đa tổn hao điện năng.
Dự án điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2 được Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 (có xét đến năm 2030), với tổng công suất 2.000 MW.
Xem thêm >> Phó thủ tướng muốn Lotte đầu tư vào hạ tầng giao thông Việt Nam
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.