'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
4 doanh nghiệp nêu trên gồm: Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper, Công ty TNHH Xưởng Giấy Chánh Dương, Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam và Công ty TNHH Giấy Kraft Vina.
Nguyên nhân 4 doanh nghiệp trên gửi văn bản lên lãnh đạo Chính phủ là do Bộ Tài nguyên và Môi trường có dự định loại bỏ giấy phế liệu chưa phân loại (mã HS 47079000) ra khỏi danh mục phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; chỉ giữ lại 3 mặt hàng có mã HS gồm: 47071000, 47072000, 47073000.
Theo 4 doanh nghiệp này, giấy phế liệu hiện là nguyên liệu chính để sản xuất giấy tại Việt Nam (chiếm 84% tổng số nguyên liệu). Năm 2017, Việt Nam đã nhập tới 1,36 triệu tấn giấy phế liệu, gần ngang bằng với tổng giấy phế liệu thu gom được trong nước, và sản xuất ra 2,8 triệu tấn giấy.
Trong 4 mặt hàng giấy phế liệu thuộc danh mục phế liệu được nhập khẩu (số thứ tự từ 11 – 14), mặt hàng có mã HS 47079000 (số 14) được nhập từ các nước Mỹ, Nhật, New Zealand và châu Âu.
Các doanh nghiệp giấy Việt Nam (kể cả FDI) đều nhập loại giấy này về sản xuất giấy bao bì các-tôn sóng hoặc bìa gấp.
Giấy bao bì các-tôn thành phẩm sản xuất từ giấy phế liệu có mã HS 47079000 cũng là mặt hàng có nhu cầu lớn nhất trong nước.
Ngoài ra, giấy phế liệu loại 47079000 còn được các nhà sản xuất giấy tissue (New Toyo, Corelex, Giấy Sài Gòn…) nhập khẩu để sản xuất giấy tissue cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu trong hàng chục năm qua.
Theo 4 doanh nghiệp, giấy phế liệu loại 47079000 có lượng tạp chất ngang bằng với các loại giấy được phép nhập khẩu khác. Như vậy, chúng không gây hại môi trường hơn các loại giấy kia.
Mặt khác, giấy phế liệu 47079000 nếu được phân loại ra cũng sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của các loại giấy phế liệu còn lại.
Do đó, 4 doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ giữ lại giấy phế liệu mã HS 47079000 trong danh mục phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài.
Để đảm bảo yếu tố môi trường, các doanh nghiệp này đề xuất Chính phủ siết chặt quy định về việc xử lý tạp chất sau sản xuất; kiểm soát số lượng giấy loại nhập vào Việt Nam bằng cách cấp hạn mức nhập khẩu cho từng doanh nghiệp sản xuất.
Thậm chí, 4 doanh nghiệp này còn kiến nghị Chính phủ chỉ cho phép các công ty có nhu cầu sản xuất giấy hỗn hợp nhập đúng nhu cầu sản xuất dựa trên công suất của từng công ty.
Hiện vẫn chưa rõ động thái của Bộ Tài nguyên và Môi trường sau các kiến nghị này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.