Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo dự kiến, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông sẽ đưa vào vận hành thương mại toàn tuyến kể từ tháng 4/2019. Thời gian đầu có thể thí điểm cho người dân sử dụng và không thu phí.
Mới đây, UBND TP. Hà Nội vừa thông qua phương án giá vé tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Theo đó, giá vé lượt thấp nhất là 8.000 đồng; vé ngày là 30.000 đồng/ngày; vé tháng cho hành khách phổ thông là 200.000 đồng/tháng.
Theo ghi nhận của VietnamFinance ở thời điểm này, hiện tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông vẫn đang ngổn ngang các hạng mục phụ trợ, chưa có hệ thống kết nối.
Hiện nay cầu thang cuốn tại một số điểm lên xuống ga tàu vẫn "ngổn ngang", đặc biệt là hệ thống mái che chưa được lắp.
Khu vực bắt nối các ốc vít trên thành cầu xuất hiện nhiều vết nứt.
Bề mặt cầu thang cuốn hiện bị phủ một lớp bụi bặm khá dầy
Một điểm lên xuống với hệ thống cầu thang cuốn chạy điện vẫn chưa được nhà thầu hoàn thiện hạng mục mái che bên trên.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa. Trên tuyến có 12 nhà ga trên cao, gồm: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông, La Khê, Văn Khê và Yên Nghĩa. Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Tần suất khai thác 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến. |
Xem thêm: Tàu điện Cát Linh - Hà Đông dự kiến vé 15.000 đồng một lượt
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.