VinFast Lux SA2.0 đầu tiên lăn bánh trên đường thử

Lê Ngà - 07/03/2019 08:49 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 6/3, tại Hải Phòng, chiếc xe VinFast Lux SA2.0 đầu tiên đã lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp, đánh dấu thành công của chu trình sản xuất thử nghiệm dòng ô tô thương mại “made in Vietnam”.

Đây cũng là khâu cuối cùng, khẳng định VinFast đã hoàn tất việc lắp đặt và sẵn sàng đi vào vận hành nhà máy sau đúng 18 tháng tham gia ngành công nghiệp ô tô.

Khoảnh khắc lịch sử của ngành ô tô Việt Nam khi chiếc xe VinFast Lux SA2.0 đầu tiên rời khỏi dây chuyền sản xuất.

Xe được trang bị động cơ DOHC 2.0L 4 xi-lanh tăng áp, công suất tối đa 228 mã lực, mô-men xoắn cực đại 350 Nm. Hộp số trên xe là loại ZF tự động 8 cấp, hệ dẫn động hai cầu toàn thời gian.

Các trang bị tính năng an toàn như: phanh đĩa tản nhiệt phía trước, phanh đĩa đặc phía sau, hệ thống ABS, EBD, BA, hệ thống cân bằng điện tử ESC, TCS, HSA, ROM, cảm biến hỗ trợ đỗ xe…

Việc sản xuất thử nghiệm thành công chiếc xe Lux SA2.0 đầu tiên là bước ngoặt quan trọng, khẳng định VinFast đã cơ bản hoàn tất việc lắp đặt nhà máy và sẵn sàng vận hành thử nghiệm trước khi đi vào sản xuất hàng loạt.

Đặc biệt, việc chiếc xe được hoàn thiện sau khi tuần tự trải qua đầy đủ 6 công đoạn tại các xưởng: dập, hàn thân vỏ, sơn, động cơ, phụ trợ và lắp ráp.

Nổi bật nhất là dây chuyền gia công và lắp ráp động cơ, khi có khả năng tự động gia công tinh thân máy, nắp mặt máy, mạ lòng xi-lanh, nhiệt luyện và gia công trục khuỷu. Trong quá trình lắp ráp, động cơ đều được kiểm tra hoạt động phần cơ khí, kiểm tra nóng và nguội, nổ máy và rà soát các thông số kỹ thuật vận hành như trên xe thực tế.

Hạng mục nổi bật thứ hai trong chu trình sản xuất khép kín của VinFast là xưởng sơn cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị áp dụng công nghệ tự động hóa 4.0 của Tập đoàn Durr (Đức).

Toàn bộ các công đoạn sơn đều được vận hành khép kín tự động từ công đoạn xử lý bề mặt, phun keo gầm xe, phun sơn lót, sơn phủ với 79 rô bốt phun sơn tự động, đảm bảo độ chính xác tuyệt đối cho nước sơn của xe.

Bên cạnh đó là xưởng dập và xưởng hàn thân vỏ được tự động hóa tối đa với 1.200 rô-bốt. Đặc biệt, VinFast hiện là doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam có năng lực tự dập và hàn các tấm lớn (hơn 20 tấm cơ bản cho mỗi xe) với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Toàn bộ chu trình trên được kết nối thông qua băng chuyền tự động và quản lý bằng hệ thống quản lý sản xuất thông minh MES của Siemens. Các thiết bị kiểm tra đều có độ hiện đại và chính xác cao, có thể kiểm tra thông số toàn bộ thân vỏ xe, đánh giá chất lượng theo thời gian thực để đưa ra cảnh báo cho người vận hành, đảm bảo chất lượng của các sản phẩm của VinFast ở mức cao nhất.

Phát biểu tại sự kiện chào đón chiếc xe Lux SA2.0 đầu tiên được sản xuất hoàn thiện, bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Chủ tịch Công ty VinFast chia sẻ: “Với việc hoàn thành sản xuất chiếc xe SUV Lux SA2.0 đầu tiên, VinFast khẳng định tất cả các khâu trong quá trình sản xuất tại nhà máy đã cơ bản vận hành, sẵn sàng cho việc sản xuất thử trước khi đi vào sản xuất hàng loạt.

"Chúng tôi đang đi đúng hướng và luôn kiên định với mục tiêu tạo ra các sản phẩm đẳng cấp, góp phần đưa tinh thần Việt, thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế, đồng thời chung tay cùng các doanh nghiệp trong nước thúc đẩy công nghiệp nói chung và sản xuất ô tô nói riêng”, bà Thủy khẳng định.

Những chiếc xe đầu tiên của giai đoạn sản xuất thử sẽ được VinFast chuyển đến nhiều quốc gia như Áo, Australia, Hàn Quốc và các nước khác để kiểm định chất lượng, đảm bảo xe của VinFast phù hợp với các tiêu chuẩn cao cấp của châu Âu. Quá trình kiểm nghiệm cũng sẽ được VinFast tiến hành song song tại Việt Nam để đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng cũng như phù hợp với nhiều điều kiện vận hành và khí hậu khác nhau.

Dự kiến, ô tô VinFast Fadil và VinFast Lux phiên bản thương mại sẽ lần lượt được bàn giao cho khách hàng trong quý II và quý III năm nay.

Xem thêm: Tầm giá 360 triệu đồng, mua được ô tô nào ngoài VinFast Fadil?

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.