Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết vào năm 2015 giữa nước này với 6 nước, gồm Đức và 5 thành viên thường trực HĐBA LHQ là Mỹ, Anh, Nga, Pháp và Trung Quốc.
Theo đó, Tehran giới hạn các chương trình hạt nhân, đổi lại việc LHQ và EU nới lỏng các biện pháp trừng phạt về tài chính, kinh tế và dầu mỏ.
Đối với các doanh nghiệp phương Tây, thỏa thuận nói trên mở ra khả năng tiếp cận thị trường 80 triệu dân gần như chưa được khai thác của Iran. Trong đó, dễ thấy nhất là việc các nhà sản xuất máy bay đổ xô đến Iran để thay thế đội máy bay dân dụng đã cũ kỹ đến nguy hiểm của nước này.
Tháng 12/2016, Airbus ký thỏa thuận bán 100 máy bay với giá niêm yết khoảng 19 tỷ USD cho hãng hàng không quốc gia IranAir.
Boeing sau đó cũng giành được một hợp đồng với IranAir để bán 80 máy bay với giá 17 tỷ USD và cam kết quá trình giao hàng sẽ bắt đầu vào năm 2017 và kéo dài đến năm 2025. Boeing còn ký thêm hợp đồng trị giá 3 tỷ USD để bán 30 máy bay cho hãng hàng không Aseman Airlines của Iran.
Tuy nhiên, cho đến nay Boeing vẫn chưa giao một chiếc máy bay nào cho Iran. Boeing cho biết hãng đang theo sát những quyết định của Chính phủ Mỹ liên quan đến vấn đề Iran và mọi hoạt động kinh doanh của hãng tại đây sẽ phụ thuộc vào những diễn biến này.
Tương tự, thỏa thuận bán máy bay cho Iran của Airbus sẽ phụ thuộc vào những quyết định của Washington. Ít nhất 10% các linh kiện máy bay của Airbus có xuất xứ từ Mỹ, đồng nghĩa với việc “ông lớn” này phải được sự cho phép của Bộ Tài chính Mỹ mới có thể bán máy bay cho Iran.
Bên cạnh đó, các công ty năng lượng của phương Tây cũng chần chừ trước ngưỡng cửa Iran dù nước này có trữ lượng dầu và khí tự nhiên khổng lồ.
Tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Pháp Total SA là một ngoại lệ khi ký kết thỏa thuận kéo dài 20 năm trị giá 5 tỷ USD hồi tháng Bảy năm ngoái với Iran và một công ty dầu mỏ khác của Trung Quốc để phát triển mỏ khí tự nhiên khổng lồ South Pars của nước này.
Thỏa thuận nói trên đã đánh dấu sự trở lại Iran của Total sau khi rút khỏi nước này vào năm 2008 do các lệnh trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây đối với Tehran liên quan đến chương trình hạt nhân.
Thế nhưng, phát biểu với tờ Financial Times gần đây, CEO Patrick Pouyanne của Total cho biết nếu bối cảnh và "luật chơi" thay đổi thì tập đoàn này chắc chắn cũng sẽ phải đánh giá lại hoạt động kinh doanh tại Iran.
Các nhà sản xuất ô tô lớn như PSA Peugeot Citroen, Renault và Volkswagen cũng cho biết những thỏa thuận thương mại của họ với Iran sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến tình hình ngoại giao của nước này với các cường quốc liên quan đến thỏa thuận hạt nhân.
Ở một động thái liên quan mới nhất, trong một bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 6/5 tuyên bố nước này đã có kế hoạch hành động "trước mọi quyết định mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra", đồng thời khẳng định "khi đề cập tới vũ khí và nhiệm vụ bảo vệ đất nước, Iran sẽ không thương lượng với bất kỳ ai", theo CNN.
Ông Rouhani đưa ra bình luận trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy một tuần nữa, ông Trump sẽ phải quyết định xem liệu Washington có tiếp tục hay không áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Tehran vốn đã được gỡ bỏ trước đó.
Theo luật của Mỹ, cứ mỗi ba tháng, tổng thống phải xác nhận lại thỏa thuận. Tổng thống Trump lâu nay vẫn chỉ trích thỏa thuận hạt nhân Iran, thậm chí gọi đây là một thỏa thuận "điên rồ" và "vô lý".
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.