Nhìn lại chuyến thăm Việt Nam của Bill Gates tròn 15 năm trước

Hải Đăng - 04/05/2021 22:18 (GMT+7)

(VNF) - Cách đây 15 năm, theo lời mời của Thủ tướng Phan Văn Khải, tỷ phú Bill Gates đã có chuyến thăm Việt Nam. Dù chỉ diễn ra trong 1 ngày nhưng chuyến thăm của người đứng đầu tập đoàn Microsoft đã là “một thành công về mặt PR” cho cả Bill Gates lẫn Việt Nam, khẳng định một cái nhìn mới, tích cực hơn về môi trường đầu tư công nghệ thông tin ở Việt Nam.

VNF
Tỷ phú Bill Gates trong chuyến thăm Việt Nam tháng 4/2006

Chương trình làm việc ở Việt Nam của tỷ phú Bill Gates có lịch trình dày đặc. Sau khi tiếp kiến Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Thủ tướng Phan Văn Khải, Bill Gates đã có cuộc giao lưu với sinh viên Việt Nam tại Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tiếp đó, ông đã dự lễ ký kết thỏa thuận cung cấp bản quyền phần mềm với Bộ Tài chính, trước khi có buổi nói chuyện với cộng đồng công nghệ thông tin với chủ đề “Tương lai của phần mềm – Việt Nam với tầm nhìn mới”.

Điểm đến cuối cùng của Bill Gates trong chuyến viếng thăm Việt Nam năm 2006 là khởi động dự án OneClick tại tỉnh Bắc Ninh. Đây là dự án cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam bộ sản phẩm trọn gói gồm phần cứng, phần mềm và dịch vụ kết nối Internet (trong đó Microsoft cung cấp phần mềm tiếng Việt có bản quyền).

Có khá nhiều thông điệp đã được Bill Gates đưa ra trong chuyến thăm này.

Tỷ phú có lời khuyên rất giản dị với sinh viên: “Các bạn hãy cứ học hết đi đã”. Theo ông: “Quan trọng là phải đầu tư vào việc học hành của mình. Những công việc làm ra nhiều tiền, cải tạo cuộc sống và thế giới đều đòi hỏi phải học hành rất chăm chỉ. Học hành là đầu tư quan trọng nhất mang lại sản phẩm sau này. Những ai có cơ hội học hành thì hãy làm thế nào để trả ơn cuộc sống”.

Khi được hỏi về cơ hội cho Việt Nam, Bill Gates khẳng định: “Không có toàn cầu hóa hoàn toàn về một vấn đề. Mỗi quốc gia có một chiến lược riêng. Việt Nam nên khai thác chất xám ở bên ngoài. Rất nhiều công việc và khả năng được tạo ra trong thời gian tới nhưng nó không chỉ dành cho một ngành cụ thể nào cả. Công nghệ thông tin phải được ứng dụng trong các ngành nghề khác nhau như du lịch, nông nghiệp. Việt Nam phải nhìn một cách tổng thể trong mọi lĩnh vực".

Riêng với phát triển công nghệ thông tin, vị tỷ phú giàu nhất thế giới thời điểm đó phân tích: "Để có thể tạo được việc làm cho người trẻ tuổi trong 10-20 năm tới thì phải có những công việc và chất lượng tuyệt vời trong mọi lĩnh vực khác nhau. Nhưng theo tôi, Việt Nam không nên chỉ tập trung vào gia công như Ấn Độ. Tôi nghĩ chúng ta nên tập hợp kinh nghiệm từ các nước. Việt Nam cần có cách nhìn phong phú, đa dạng hơn, tìm kiếm ở những thị trường khác hơn, mới hơn”.

Cuối cùng, ông chia sẻ bí quyết thành công: “Nên tập trung vào một lĩnh vực thôi để làm cho thật tốt. Trước đây tôi đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu về máy tính để hiểu nó như thế nào. Hãy chấp nhận những rủi ro. Tôi làm việc nhiều giờ và thích làm việc”.

Bill Gates được một cô gái trong tranh phục quan họ mời trầu khi đến thăm Bắc Ninh. Ảnh: TL

Bill Gates đến Việt Nam làm gì? Câu hỏi này đã được bình luận nhiều sau chuyến thăm của ông chủ hãng Microsoft. Có giả thiết, sau quyết định đầu tư của Intel - một đối tác lớn của Microsoft vào Việt Nam, Bill Gates thấy tò mò. Tuy nhiên nếu chỉ để thỏa mãn sự tò mò thì vị tỷ phú xem thời gian quý hơn vàng như Bill Gates có cần thiết phải chịu bao vất vả bay nửa vòng trái đất tới Việt Nam hay không?

Nhiều ý kiến cho rằng Bill Gates nhìn thấy tiềm năng đầu tư và phát triển ở Việt Nam nên ông muốn đến tận mắt chứng kiến nó trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Một số người quả quyết, thật ra, mục tiêu tới Việt Nam của Chủ tịch hãng Microsoft, cũng như những lần đi thăm Trung Quốc hay Ấn Độ là để tăng doanh số bán phần mềm có bản quyền. Đồng thời, chuyến thăm này cũng là một thành công về mặt PR cho Bill Gates nói riêng và Microsoft nói chung.

Ở chiều ngược lại, chuyến thăm của Bill Gates là nhân tố rất quan trọng đối với Việt Nam. Cho dù trong rất nhiều cuộc tiếp kiến với Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp sinh viên, Bill Gates không đưa ra một lời hứa hẹn hay cam kết hỗ trợ, đầu tư nào cụ thể, nhưng chuyến viếng thăm ngắn ngủi của Bill Gates đã khẳng định một cái nhìn mới, tích cực hơn về Việt Nam từ giới công nghệ thông tin thế giới.

Dù thế nào, thứ hạng của công nghệ thông tin của Việt Nam sau chuyến thăm của Bill Gates đã được nâng lên thấy rõ. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định: “Đón tiếp Bill Gates ở Việt Nam là một cơ hội tuyệt vời. Trên một ý nghĩa nào đó, nó còn quan trọng hơn chuyến thăm của nguyên thủ quốc gia một nước. Nó sẽ khiến nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi: "Bill Gates đã đến thăm Việt Nam, vậy tại sao ta lại không đến và tìm hiểu những cơ hội ở đó?”.

Cho dù Bill Gates chưa quyết định đầu tư gì vào Việt Nam nhưng chuyến thăm đó là cơ hội tốt để Việt Nam quảng bá mình với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư vào công nghệ cao.

Thực tiễn cho thấy, 15 năm sau chuyến viếng thăm của tỷ phú Bill Gates, ngành công nghệ thông tin Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc.

Năm 2020, doanh thu ngành công nghệ thông tin đạt 120 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng đạt 14,7%, cao hơn nhiều lần mức tăng trưởng kinh tế. Ngày càng nhiều “ông lớn” công nghệ tới đầu tư và mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam như: Intel, Samsung, Panasonic, Canon, LG, Foxconn…

Về phía Microsoft Việt Nam, không còn là doanh nghiệp đơn thuần “đi bán phần mềm” như thời điểm Bill Gates sang thăm Việt Nam, Microsoft Việt Nam đang có những bước chuyển mình đáng kể với các dịch vụ điện toán đám mây, bảo mật, trí tuệ nhân tạo…

Microsoft Việt Nam đã hỗ trợ kỹ thuật, phần mềm, điện toán đám mây và tài trợ cho các dự án cộng đồng với tổng trị giá hơn 23 triệu USD. Theo Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam Phạm Thế Trường, với chiến lược Make in Việt Nam, Microsoft "sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam các công cụ cần thiết để xây dựng đất nước thành một quốc gia hùng mạnh trên nền tảng số”.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.