Nhùng nhằng chuyện PVN trả lại dự án khu công nghiệp cho tỉnh Tiền Giang

Phương Dung - 31/12/2018 08:31 (GMT+7)

Mặc dù ra quyết định thu hồi dự án khu công nghiệp Soài Rạp từ năm 2014 nhưng cho đến nay, việc chuyển giao lại dự án cho UBND tỉnh Tiền Giang vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thể hoàn thành.

VNF
Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp có vị trí rất thuận tiện trong việc phát triển kinh tế biển.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc chuyển giao dự án khu công nghiệp (KCN) dịch vụ dầu khí Soài Rạp, tỉnh Tiền Giang từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho tỉnh Tiền Giang.

Trước đó, hồi cuối tháng 5/2018, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tưchur trì, phối hợp với các bộ ngành khác hướng dẫn, giám sát việc thu hồi, chuyển giao KCN Soài Rạp theo đúng quy định.

KCN Tàu thuỷ Soài Rạp ban đầu được giao cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) làm chủ đầu tư. Đến năm 2010, Vinashin đã cơ bản hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng 285 ha đất.

Sau đó, năm 2010, dự án được giao cho PVN thực hiện và đổi tên thành KCN dịch vụ dầu khí Soài Rạp. Sau khi nhận bàn giao, PVN đã giao cho Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) làm chủ đầu tư với mục tiêu đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN.

Là khu công nghiệp có vị trí rất thuận tiện trong việc phát triển kinh tế biển nhưng sau 3 năm kể từ khi giao cho PVC làm chủ đầu tư, KCN đã hoàn thành san lấp mặt bằng, hoàn thành phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và thu hút được 1 dự án thứ cấp là Công ty Cổ phần sản xuất ống thép dầu khí (PVPINE).

Do chậm tiến độ triển khai so với tiến độ đăng ký nên ban quản lý các KCN tỉnh Tiền Giang đã ban hành quyết định về việc chấm dứt hoạt động và thu hồi dự án đã cấp cho PVC vào năm 2014.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Tiền Giang, tổng giá trị chuyển giao dự án là hơn 343,5 tỷ đồng. Sau khi tiếp nhận dự án, UBND tỉnh Tiền Giang sẽ lựa chọn nhà đầu tư và yêu cầu nhà đầu tư mới hoàn trả trực tiếp chi phí cho PVN. PVN sẽ thanh toán các chi phí PVC đã thực hiện đầu tư vào dự án.

Ngày 5/9/2017, UBND tỉnh Tiền Giang đã có công văn đề nghị PVN có ý kiến về một số nội dung hai bên thảo luận và xác định thời gian cụ thể để tiến hành bàn giao nguyên trạng dự án. Tuy nhiên, từ đó đến tháng 9/2018, PVN chưa có ý kiến trả lời và đây cũng là nguyên nhân việc chuyển giao bị kéo dài.

Trong văn bản góp ý, Bộ Tư pháp cho rằng PVC không còn là chủ đầu tư dự án nên PVC không có căn cứ pháp lý ký hợp đồng chuyển nhượng dự án. Do đó, việc chuyển giao dự án từ PVN sang UBND tỉnh Tiền Giang là không có cơ sở.

Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ phương án xử lý vướng mắc này, trường hợp thu hồi thì thu hồi có bồi thường hay không bồi thường để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cho rằng UBND tỉnh Tiền Giang cần căn cứ và kết quả thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất thực hiện dự án, xem xét quyết định thu hồi đất của dự án theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực thực hiện dự án, không để xảy ra tham nhũng, thất thoát ngân sách nhà nước và khiếu kiện phức tạp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng về mặt pháp lý, PVC là chủ đầu tư của dự án nhưng PVN đã giao cho PVC làm chủ đầu tư và PVN đã chi trả các chi phí cho Vinashin khi thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu Vinashin.

“Do đó, về mặt kinh tế, PVN vẫn đang thực hiện việc làm chủ đầu tư dự án. Do đó, PVN có trách nhiệm thực hiện chuyển giao dự án cho UBND tỉnh Tiền Giang”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Theo Dân trí
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Địa ốc Kim Thi ‘so găng’ Đô thị Thái Nguyên làm khu đô thị 250 tỷ đồng

Địa ốc Kim Thi ‘so găng’ Đô thị Thái Nguyên làm khu đô thị 250 tỷ đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Địa ốc Kim Thi và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng đô thị Thái Nguyên là 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị số 3 xã Yên Lãng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, với tổng mức đầu tư 250,604 tỷ đồng.

“Đối với doanh nghiệp, Big Data chính là tiền”

“Đối với doanh nghiệp, Big Data chính là tiền”

(VNF) - Ông Nguyễn Tiến Sỹ, Giám đốc Ban Chăm sóc khách hàng, Khối Tài chính số - EVN Finance tiết lộ, nhờ dữ liệu lớn (Big Data), số lượng khách hàng của công ty tài chính này đã tăng gấp 4 lần, trong khi số lượng nhân sự giảm 40% mà năng suất lao động vẫn được nâng cao.

Bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

(VNF) - Ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán được Bộ trưởng Tài chính bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Bình thường mới của giá vàng miếng: 100 triệu/lượng không còn 'sốc'

Bình thường mới của giá vàng miếng: 100 triệu/lượng không còn 'sốc'

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức vượt 92 triệu đồng/lượng, tiến sát tới kịch bản 100 triệu đồng/lượng. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng SJC đã tăng tới hơn 16 triệu đồng/lượng.

Tài sản khổng lồ tạm giữ trong Vụ Xuyên Việt Oil: 134 sổ tiết kiệm trị giá 1.320 tỷ

Tài sản khổng lồ tạm giữ trong Vụ Xuyên Việt Oil: 134 sổ tiết kiệm trị giá 1.320 tỷ

(VNF) - Liên quan đến vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và một số tỉnh thành, cơ quan công an đã tạm giữ 134 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 1.320 tỷ đồng.

Mục tiêu 2030, có 2 triệu doanh nghiệp và 10 tỷ phú USD

Mục tiêu 2030, có 2 triệu doanh nghiệp và 10 tỷ phú USD

(VNF) - Với Nghị quyết số 41-NQ/TW, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, cộng đồng Dn Việt Nam đạt con số 2 triệu và có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Đấu với Tesla, Toyota sắp có Camry bản thuần điện

Đấu với Tesla, Toyota sắp có Camry bản thuần điện

Toyota có thể đang nhắm tới phân khúc Tesla Model 3 đang nắm giữ với dòng tên vừa được đăng ký bản quyền của mình.

Vàng 'điên cuồng' tiến lên 100 triệu/lượng, thách thức mọi biện pháp ngăn chặn

Vàng 'điên cuồng' tiến lên 100 triệu/lượng, thách thức mọi biện pháp ngăn chặn

(VNF) - Bất chấp những động thái mới của cơ quan quản lý nhằm bình ổn thị trường vàng, giá vàng miếng SJC vẫn tăng "điên cuồng". Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu vàng miếng chỉ là giải pháp tình thế, thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các đơn vị đăng kiểm, đặc biệt là ở TPHCM triển khai các hình thức thanh toán để hỗ trợ người dân và

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

(VNF) - Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện kịp thời hơn các giải pháp quản lý và kiểm soát chặt giao dịch thị trường vàng; xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá.