'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
“Đã là người Đà Nẵng thì không ai không biết câu “con gái quận ba không bằng bà già quận một”. Đó là khi chưa có những cây cầu bắc qua sông Hàn, còn bây giờ câu ấy không còn đúng nữa”, ông Nguyễn Hoàng Long, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ), nguyên Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng mở đầu câu chuyện với chúng tôi khi nói về sự thay da đổi thịt của thành phố.
Ông Nguyễn Hoàng Long cho biết, với những người từng sống trước những năm 90, ấn tượng không thể quên được là những chuyến phà qua sông Hàn từ đường Bạch Bằng qua Hà Thân.
Thời ấy, trên sông Hàn chỉ có một cầu đường bộ là cầu Nguyễn Văn Trỗi. Mọi sinh hoạt, giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa người dân quận ba (quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn) và quận một (quận Hải Châu) hầu như đều bằng phà. Cách trở bởi dòng sông khiến bộ mặt đô thị 2 bên bờ sông Hàn như 2 thái cực trái ngược nhau. Vì vậy, người dân có câu hò: “Đứng bên ni sông Hàn ngó bên tê sông Hàn nước xanh như tàu lá. Đứng bên tê sông Hàn ngó bên ni sông Hàn phố xá nghênh ngang”.
Việc phát triển giao thông qua sông Hàn là trăn trở của các thế hệ lãnh đạo Đà Nẵng thời bấy giờ. Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do mà ước mong ấy chưa thể thực hiện được. Năm 1997, khi vừa tách tỉnh, một trong những nhiệm vụ hàng đầu được đặt lên bàn nghị sự của chính quyền Đà Nẵng lúc bấy giờ là chính sách “quay mặt” ra biển. Một cây cầu nối đôi bờ sông Hàn là nhiệm vụ cấp thiết để khai phá thêm những vùng đất mới.
Lúc bấy giờ có nhiều phương án được đưa ra làm sao để vừa đảm bảo việc lưu thông trên cầu vừa đảm bảo tĩnh không cho tàu thuyền qua lại. Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia, chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng lúc bấy giờ là ông Nguyễn Bá Thanh quyết định chọn xây cầu quay. “Có thể nói, đây là một phương án vừa sáng tạo, vừa táo bạo. Ở Việt Nam lúc ấy, ngoài cầu quay ở Hải Phòng đã cũ kỹ thì cả nước không nơi nào có cầu quay”, ông Nguyễn Hoàng Long nói.
Để có kinh phí xây cầu qua sông Hàn, ông Nguyễn Bá Thanh đã quyết định thực hiện chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Thời kỳ ấy, có phong trào góp tiền xây cầu sông Hàn rất rầm rộ. Cầu Sông Hàn được khởi công xây dựng ngày 2/9/1998 và khánh thành, đưa vào sử dụng đúng ngày kỷ niệm 25 năm giải phóng TP. Đà Nẵng 29/3/2000. Ngay phía bờ Tây cầu Sông Hàn hiện nay vẫn còn một tấm bảng bằng đá lớn ghi tên những tổ chức và cá nhân có đóng góp nhiều nhất để xây nên cây cầu 95 tỷ đồng này.
“Cầu quay Sông Hàn là thành quả của một tư duy táo bạo, một chủ trương lớn của đảng bộ chính quyền và sự đồng thuận lớn của người dân. Cây cầu này đã tạo điều kiện để bờ Đông sông Hàn phát triển và tiền đề sau này cho Đà Nẵng tiếp tục xây dựng cầu khác. Sau khi có cầu Sông Hàn, bến phà đã kết thúc vai trò lịch sử của mình”, ông Nguyễn Hoàng Long nói.
Sau “tiếng trống” mở màn, thành phố có hàng loạt cây cầu được xây dựng. Trên dòng sông Hàn, ngoài cầu Sông Hàn còn có 5 cây cầu khác là cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Văn Trỗi và cầu Tiên Sơn. Có thể nói, không đô thị nào trên đất nước Việt Nam lại có “bộ sưu tập” cầu độc đáo như Đà Nẵng. Hiếm có nơi nào mà những chiếc cầu bắc qua sông trở thành thương hiệu nhận diện của thành phố trên bản đồ du lịch thế giới. Từng nhịp bắc qua sông Hàn đều có điểm nhấn riêng, mang sứ mệnh riêng.
Cầu Sông Hàn quay nhịp giữa sông, kết thúc những chuyến phà trắc trở qua sông Hàn. Cầu Rồng phun lửa, nối sân bay ra biển Đông. Cầu Thuận Phước là cầu dây võng dài nhất Việt Nam, phục vụ việc giải phóng hàng hóa của cảng Tiên Sa ra phía Bắc, đồng thời đáp ứng việc lưu thông của người dân giữa các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu qua Sơn Trà. Cây cầu lịch sử Nguyễn Văn Trỗi được cải tạo lại thành cầu đi bộ, phục vụ du lịch. Cầu Tiên Sơn nằm trên trục đường 14B phục vụ việc vận tải hàng hóa đi vào Nam ra Bắc…
Ngoài 6 cây cầu Bắc qua sông Hàn, Đà Nẵng còn có 2 cây cầu bắc qua sông Cẩm Lệ lần lượt nối Hải Châu với Cẩm Lệ, Cẩm Lệ với Ngũ Hành Sơn, tạo điều kiện cho các khu đô thị mới ở phía Nam Đà Nẵng phát triển.
Ông Trần Dân, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật cầu đường TP. Đà Nẵng, người được mời tham gia các cuộc họp bàn chuyện xây cầu, cho biết những cây cầu mang kiến trúc lạ và đẹp bắc qua sông Hàn đều ít nhiều mang dấu ấn cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh. Ông Thanh không trực tiếp cầm bút vẽ bản thiết kế nhưng là người đã có những quyết đoán táo bạo để có thể xây được những cây cầu này. “Như cầu Sông Hàn, ông Nguyễn Bá Thanh là người chủ trì chỉ đạo lo vốn và quyết tâm làm bằng được. Cầu Sông Hàn là cây cầu đánh dấu lịch sử của thành phố, nói Đà Nẵng đổi mới phát triển phải nói đến cầu Sông Hàn”, ông Trần Dân nói.
Sau hơn 25 năm kể từ ngày trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã có những bước chuyển mình ấn tượng, vươn lên trở thành một đô thị lớn của khu vực miền Trung và cả nước. Thành phố cuối sông đầu biển đã thôi “nghiêng” về bờ Tây, những vùng đất phát triển được mở rộng. Phía Đông đã mạnh mẽ vươn lên trở thành trung tâm du lịch - dịch vụ của cả nước. Đà Nẵng bắt đầu nổi danh và thu hút khách thế giới với những bãi tắm đẹp nhất hành tinh, những khu nghỉ dưỡng sang trọng.
Ngày 7/9/2022, tại lễ trao giải thưởng du lịch thế giới khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022, Đà Nẵng được vinh danh là “Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á 2022” (Asia’s Leading Festival and Event Destination 2022). Đây là lần thứ hai Đà Nẵng nhận được danh hiệu giải thưởng danh giá này kể từ năm 2016. Trước đó, phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng ngày 25/6/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhắc tới điểm mạnh nhất của Đà Nẵng, đó là sự vươn lên rất mạnh mẽ trong 25 năm qua, sau khi chia tách khỏi tỉnh Quảng Nam, trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Thành phố đã và đang “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”. Ai tới Đà Nẵng thời điểm khi chia tách tỉnh và thời điểm này đều thấy sự khác biệt.
Thời gian qua, du khách đến với Đà Nẵng, hành trang mang về không chỉ là những bức ảnh đô thị hiện đại mến khách mà còn những câu chuyện về những chiếc cầu làm đổi thay thành phố.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.