Những thách thức đang chờ tân Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn

Kỳ Thư - 01/12/2023 15:52 (GMT+7)

(VNF) - Đảm bảo cung ứng điện, ổn định lại ngành điện sau những biến cố, giải quyết vấn đề tồn tại liên quan đến năng lượng tái tạo, thực thi quy hoạch điện VIII… là những vấn đề lớn đang chờ tân Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn giải quyết.

Ông Nguyễn Anh Tuấn sẽ bắt đầu chức vụ mới kể từ hôm nay (ngày 1/12/2023) với thời gian giữ chức vụ là 5 năm.

Là Kỹ sư điện, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, ông Tuấn có nhiều năm gắn bó với ngành điện lực. Với việc trở thành người đứng đầu ban điều hành EVN, còn nhiều thách thức chờ tân Tổng giám đốc Nguyễn Anh Tuấn ở phía trước.

Ông Nguyễn Anh Tuấn.

Giải quyết bài toán thiếu điện

Có một thực tế là điện lực phía Bắc từ mấy năm qua gần như không có dự án mới nào. Ngay cả công suất dự phòng khi thiếu điện cũng không còn. Theo cảnh báo của nhiều chuyên gia, tình trạng thiếu điện sẽ không chỉ diễn ra trong năm nay.

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nói thẳng: Thiếu điện sẽ không còn là nỗi lo của năm nay mà là vấn đề của những năm sau nữa. Nguồn điện không còn công suất dự phòng đã được cảnh báo từ lâu, nhưng việc chậm ban hành Quy hoạch điện VIII khiến mọi thứ “chôn chân”. Nhiều năm qua, ở phía Bắc hầu như không có thêm dự án điện nào được đầu tư mới trong khi theo tính toán, hệ thống điện mỗi năm cần bổ sung từ 3.000 - 4.500 MW mới.

“Một số dự án nhiệt điện trong Quy hoạch điện VII sửa đổi đã không được triển khai vì nhiều lý do khác nhau, nhiều địa phương không chấp nhận dự án nhiệt điện vào tỉnh mình, một số dự án lại bị khó khăn về vốn. Cả chục dự án khí LNG đã được bổ sung trong Quy hoạch điện VII tới nay vẫn chưa thể xong bước chuẩn bị đầu tư. Đáng nói hơn, các dự án điện gió ngoài khơi được kỳ vọng sẽ lắp tới công suất rất lớn, kế hoạch đến 7.000 MW vào năm 2030 cũng chưa được triển khai do vướng chính sách”, ông Ngãi dẫn chứng và nói thêm: Quy hoạch điện VIII đã chậm ban hành, song ban hành rồi vẫn chưa hướng dẫn, nên việc đầu tư triển khai 500 dự án truyền tải điện cũng đang bế tắc.

Ông Trần Viết Ngãi tính toán: Giai đoạn 2019 - 2021, có hơn 20.000 MW năng lượng tái tạo được bổ sung vào hệ thống điện quốc gia. Còn lại, các nguồn điện khác không có bao nhiêu. Năm nay, chỉ còn 1.200 MW của nhà máy điện than Vân Phong 1 vào hoạt động, sau đó là không có thêm các nguồn nào đủ lớn để bù đắp lượng điện thiếu.

Ổn định EVN sau nhiều biến động

Thời gian qua, nhất là sau khi tình trạng thiếu điện đã làm lộ ra nhiều sai phạm của cá nhân và các tổ chức trong ngành điện. Việc này đã được chỉ rõ qua các kết luận thanh tra và điều tra. Đã có những cá nhân sai phạm bị bắt để điều tra xử lý. Việc điều tra còn mở rộng và còn liên quan đến nhiều tổ chức cá nhân.

Sai phạm sẽ phải xử lý và trách nhiệm vẫn phải thực thi nên việc ổn định tình hình nội bộ, tâm tư cán bộ toàn ngành sẽ là một vấn đề nhạy cảm mà người đứng đầu như ông Tuấn phải thể hiện được bản lĩnh.

Bên cạnh đó còn có câu chuyện tách Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) ra khỏi EVN nhằm đảm bảo hệ thống điện sẽ vận hành khách quan hơn so với hiện nay. EVN sẽ không còn mang tiếng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, giúp chấm dứt điều tiếng A0 có thể ưu ái huy động nguồn điện của các công ty “sân nhà”.

Tuy nhiên, việc chuyển A0 về Bộ Công Thương cần đồng bộ với sự phát triển của thị trường bán lẻ điện, trong đó giá điện mang ý nghĩa sống còn. Đây cũng là lý do khiến việc đưa A0 rời EVN về Bộ sẽ kéo theo nhiều vấn đề phức tạp liên quan thanh toán tiền mua điện.

Tại tờ trình gửi Thủ tướng ngày 14/6, Bộ Công Thương bày tỏ nhiều lo ngại về khả năng giữ chân người lao động tại A0 do đây đều là nhân sự chất lượng cao và hưởng mức lương trung bình 40 triệu đồng/tháng. Mức lương này chắc chắn là cao hơn lương Bộ trưởng, Thứ trưởng và Cục trưởng.

Bộ sẽ có cơ chế nào để “nuôi” A0? Nếu không có cơ chế đặc thù, liệu sau khi về Bộ, các nhân sự của A0 có nghỉ việc khi chế độ đãi ngộ bị cắt để hưởng lương như một viên chức? Một câu hỏi nữa: Việc đầu tư trang thiết bị, máy móc… của A0 khi về Bộ sẽ được thực hiện như thế nào?

Khi trực thuộc EVN, các quyết định đầu tư của A0 được đưa ra nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu điều độ, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp. Còn khi về Bộ, nếu phải áp dụng theo quy trình mua sắm của cơ quan hành chính nhà nước thì sẽ bị chậm trễ và phụ thuộc nhiều vào lượng tiền ngân sách phân bổ.

Do đó, nếu không giải đáp được câu hỏi này, A0 sẽ gặp một số vấn đề, thậm chí rơi vào tình trạng máy móc, trang thiết bị… không được đầu tư kịp thời để đáp ứng yêu cầu điều độ.

Gỡ “điểm nghẽn” năng lượng tái tạo

Bình luận về quá trình phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam chỉ ra 3 nhóm vấn đề chính. Thứ nhất, các cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo chưa đưa ra được định hướng lâu dài, nhiều chính sách còn bất cập. Với các dự án điện gió và điện mặt trời hiện cơ chế hỗ trợ hết hiệu lực từ ngày 1/11/2021, chưa có chuyển tiếp nên 62 dự án/phần dự án điện gió đã xây dựng xong nhưng chưa được đưa vào vận hành do chưa có cơ chế giá. Các dự án năng lượng tái tạo còn gặp khó khăn từ việc thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn ứng dụng công nghệ.

Các doanh nghiệp ngành năng lượng tái tạo rất mong muốn có giải pháp để “khơi thông” những điểm nghẽn này

Thứ hai là những khó khăn, vướng mắc về kỹ thuật như chưa có sự phát triển đồng bộ giữa các dự án năng lượng tái tạo với lưới điện truyền tải.

Thứ ba là khó khăn về tài chính. Các dự án năng lượng tái tạo có nhu cầu lớn về vốn nhưng rủi ro cao do công suất và sản lượng phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu khiến thời gian thu hồi vốn có thể kéo dài. Các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại chưa sẵn sàng cho vay hoặc có cho vay thì lãi suất cao.

Vì thế, các doanh nghiệp ngành năng lượng tái tạo rất mong muốn có giải pháp để “khơi thông” những điểm nghẽn này. Đặc biệt, để ngành năng lượng tái tạo phát triển, thu hút và giữ chân được các nhà đầu tư, các chuyên gia và doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hạn chế tối đa các rủi ro cho doanh nghiệp.

Triển khai quy hoạch điện VIII

Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với nhiều nội dung quan trọng, xác định một khối lượng lớn danh mục và quy mô công suất các dự án nguồn điện, lưới điện, cần một nguồn vốn đầu tư cao kỷ lục, đồng thời có nội dung chuyển dịch cơ cấu năng lượng mạnh mẽ.

Nhiệm vụ chính yếu của Quy hoạch điện VIII là: Đảm bảo cấp điện tin cậy ổn định cho phát triển kinh tế, xã hội và phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo nhằm hướng tới phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.

Tuy nhiên, có nhiều vấn đề đang đặt ra. Thứ nhất, ngành điện đang trải qua giai đoạn suy giảm nhanh về khả năng cung cấp nhiên liệu/năng lượng sơ cấp trong nước cho các dự án nguồn điện lớn.

Thứ hai, nhiều dự án điện lớn đã và đang được triển khai chậm tiến độ kỷ lục.

Thứ ba, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nguồn điện theo hướng xanh, sạch, phát triển bền vững, nhưng còn nhiều thách thức do thiếu các quy định pháp lý cần thiết.

Thứ tư, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng công nghệ - tài chính cho phát triển năng lượng tái tạo đang gây những hệ lụy cho nhà đầu tư; vận hành hệ thống điện đang gặp khó khăn khi hệ thống chưa đủ điều kiện hấp thụ quy mô lớn nguồn năng lượng tái tạo.

Thứ năm, cân đối tài chính của EVN - doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính của ngành điện về đảm bảo an ninh cung cấp điện, đang bị đe dọa.

Thứ sáu, khả năng huy động nguồn vốn cho đầu tư các dự án điện đang gặp nhiều khó khăn…

Trong các dự án nguồn điện chuyển tiếp từ Quy hoạch điện VII điều chỉnh sang Quy hoạch điện VIII, còn 4 dự án/chuỗi dự án đã chậm trễ nhiều năm, bao gồm: Nhiệt điện than Long Phú 1 (1.200 MW), Chuỗi dự án LNG, điện Sơn Mỹ (4.500 MW), Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn (3.150 MW), Chuỗi dự án khí, điện Cá Voi Xanh (3.750 MW). Tổng công suất các dự án này lên tới 12.600 MW, chiếm 20% tổng công suất nguồn nhiệt điện năm 2030 và chiếm 37% tổng công suất nguồn nhiệt điện xây dựng (từ năm 2021 đến năm 2030).

Tất cả các dự án nêu trên đều đang có vướng mắc. Vậy, khả năng tháo gỡ đến đâu? Đây cũng là vấn đề quan trọng đang chờ tân Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn giải quyết.

Góp phần triển khai cam kết của Việt Nam tại Cop26

Chuyển đổi xanh và giảm phát thải nhằm thực hiện cam kết Net-zero là một chặng đường dài với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó, một trong những thách thức lớn nhất là vấn đề nguồn lực.

Ước tính của Ngân hàng Thế giới năm 2022 cho thấy, Việt Nam có thể sẽ cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD cho đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm khi theo đuổi lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng “0”. Trong đó, hành trình khử các-bon nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế chiếm khoảng 30% nhu cầu nguồn lực.

Tuy nhiên, khu vực công sẽ chỉ có thể đáp ứng khoảng 1/3 nguồn lực yêu cầu, trong khi thị trường tài chính xanh hiện mới ở giai đoạn đầu phát triển, nguồn lực huy động qua thị trường tài chính xanh ở mức rất nhỏ bé so với nhu cầu đặt ra.

Điều này đang đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc triển khai. Trên cương vị là tổng giám đốc tập đoàn năng lượng hàng đầu Việt Nam, ông Nguyễn Anh Tuấn có một phần trách nhiệm thực thi cam kết của Việt Nam tại Cop26.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có gần 1 triệu lượt người dân, du khách vui chơi, tham quan tại các điểm đến trên địa bàn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

(VNF) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn chục công ty ở Trung Quốc và Hồng Kông vì ủng hộ nỗ lực chiến sự của Nga ở Ukraine.

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.