Nikkei: Tăng trưởng kinh tế nhanh, liệu Việt Nam có tránh được mặt trái?
Thanh Long -
16/10/2017 09:19 (GMT+7)
(VNF) – Theo tờ Nikkei, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đánh bại Trung Quốc và đang là niềm "ghen tị" của châu Á, bởi các nước láng giềng đang cố gắng bắt kịp tốc độ tăng trưởng 7,4%/năm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng các nhà điều hành Việt Nam có thể yên tâm.
Thúc tăng trưởng tín dụng nhằm đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể làm nợ xấu tăng mạnh
Bề ngoài, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cũng ở mức cao như Ấn Độ, Indonesia hay Philipines. Xuất khẩu tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi hoạt động sản xuất tăng gần 13% trong 9 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng có thể tăng vọt lên 20% so với năm trước, đồng thời, cam kết đầu tư nước ngoài tăng 34% sau 9 tháng.
Các nhà quan sát tại Việt Nam từ lâu đã đưa ra ý kiến rằng tình hình tăng trưởng tín dụng có thể làm nền kinh tế 220 tỷ USD này thay đổi. Quan điểm của giới đầu tư đang có khuynh hướng biến động mạnh mẽ bởi Việt Nam có xu hướng tăng trưởng bùng nổ rồi khủng hoảng kinh tế 5 năm một lần – vào các năm 2013, 2007, 2001, 1997. Vấn đề đặt ra là mọi thứ liệu có khác đi ở thời điểm hiện tại hay các nhà đầu tư cần phải chuẩn bị cho chu kỳ sắp tới.
Chính phủ Việt Nam trong tháng 8 đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất cho vay của các ngân hàng nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh – quyết định cắt giảm lãi suất chính thức đầu tiên trong vòng 3 năm. Việc cắt giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu có thể gây ra những rủi ro tín dụng đối với một quốc gia có tình trạng nợ nần nặng nề như Việt Nam. Lạm phát cũng có thể tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng từ mức 2,52% trong tháng 8 lên 3,4% trong tháng 9.
"Xét về dài hạn, tốc độ tăng trưởng tín dụng so với quy mô nền kinh tế của Việt Nam là không bền vững", chuyên gia kinh tế Gareth Leather của Capital Economic cho biết. Do đó, ông kết luận, "rủi ro đang được hình thành" và "chúng tôi đang quan tâm đến sự gia tăng nợ nhanh".
Các công ty tại Việt Nam hiện vẫn dựa nhiều vào hoạt động vay ngân hàng. Chính sách tiền tệ dễ dàng hơn sẽ làm cho các doanh nghiệp và cá nhân vay mượn rẻ hơn, kéo theo rủi ro về nợ xấu.
Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải tổ ngành ngân hàng. Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Công ty quản lý tài sản VAMC để xử lý nợ xấu cho các ngân hàng. 17% dư nợ được cho là dưới tiêu chuẩn ở thời điểm đó, trong khi tỷ lệ công bố chỉ khoảng 3%. Trong tháng 5, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho biết các ngân hàng Việt Nam "sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn trong 12-18 tháng tới, và tình hình như vậy vẫn sẽ tiếp tục là gánh nặng tín dụng chính cho ngành này".
Chuyên gia Ngân hàng Thế giới Jennifer Isern cho rằng, vấn đề quản lý rủi ro nợ xấu tại Việt Nam là thiết yếu, và chìa khóa là "tăng cường các hoạt động cho vay và giám sát tài chính nhằm ngăn ngừa sự tích tụ nợ xấu".
Giống như Trung Quốc, Việt Nam lâu nay vẫn đi theo mô hình dẫn đầu về xuất khẩu, phụ thuộc nặng nề vào các dự án khổng lồ của Nhà nước, nhất là về cơ sở hạ tầng. Mặc dù vậy, đã đến lúc Việt Nam nên thử một thứ gì đó khác.
Việt Nam nên hiện đại hóa hệ thống thuế đang gây nản lòng, tăng đầu tư vào giáo dục để cải thiện nguồn nhân lực và đẩy mạnh các nỗ lực chống tham nhũng. Chính phủ Việt Nam cũng cần tăng tốc trong việc tận dụng lợi thế dân số trẻ. Ưu tiên hàng đầu là giảm vai trò của Nhà nước để khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Điều đó sẽ làm gia tăng tầng lớp trung lưu, gia tăng nguồn thu về thuế, đồng thời giúp ổn định xã hội và tăng cường sự linh hoạt của nền kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay là cơ sở để mở rộng việc sở hữu nước ngoài, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, làm việc với Nhật Bản và các nước khác để tiến tới ký kết TPP nhằm đối diện với các thách thức về chiến tranh thương mại.
Chỉ khi có được nền tảng đúng đắn thì Việt Nam mới hy vọng giữ chân được Intel, Samsung, Unilever và lôi kéo các công ty đa quốc gia khác đầu tư cũng như tham gia vào nền kinh tế Việt Nam, để chu kỳ tăng trưởng bùng nổ - khủng hoảng kinh tế không quay trở lại.
(VNF) - Cơ chế mới cho phép doanh nghiệp hạch toán các chi tiêu cho nghiên cứu phát triển đổi mới sáng tạo vào chi phí tính thuế, thay vì chỉ được trích lập tối đa 10% lợi nhuận sau thuế như trước đây.
(VNF) - Trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính khẳng định tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với lãi tiền gửi tiết kiệm
(VNF) - Việc ACV chuyển sàn HoSE đòi hỏi phải giải quyết mọi vấn đề còn tồn đọng, bao gồm vấn đề được kiểm toán viên nhấn mạnh quyết toán cổ phần hóa và tài sản khu bay.
(VNF) - Theo các chuyên gia, đề xuất mở rộng cơ sở thuế trong bối cảnh có sự đa dạng về nguồn thu nhập của cá nhân có thể khả thi. Tuy nhiên, việc thu thuế từ lãi gửi tiết kiệm nên nghiên cứu phù hợp thực tiễn Việt Nam và thời điểm này chưa phù hợp
(VNF) - Cơ quan thuế thông tin, sẽ kiểm tra, xác minh và có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với DN sử dụng thông tin của cá nhân kê khai, tính chi phí trong khi không phát sinh trả thu nhập trên thực tế
(VNF) - Phó Chủ tịch UBCKNN Bùi Hoàng Hải cho hay, sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các công cụ tài chính mới, tài sản ảo, tiền điện tử và các nền tảng mạng xã hội đã khiến tội phạm tài chính dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với số đông các nhà đầu tư để thực hiện các hành vi phạm tội.
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, và tiền thuê đất năm 2025, ước tính tổng số thuế được gia hạn gần 102.000 tỷ đồng
(VNF) - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, dự thảo yêu cầu các cá nhân kinh doanh trên thương mại điện tử (TMĐT) phải kê khai cả chi phí kinh doanh là không cần thiết với các cá nhân kinh doanh nhỏ
(VNF) - Bà Tạ Thanh Bình, Tổng giám đốc VSDC cho biết trong năm 2025, cơ quan quản lý sẽ đẩy mạnh yêu cầu triển khai hệ thống công nghệ thông tin KRX cho thị trường chứng khoán.
(VNF) - Chứng khoán BOS liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết bị đình chỉ hoạt động mua chứng khoán do bị đặt vào diện kiểm soát. Đây là lần thứ 2 doanh nghiệp này bị đình chỉ hoạt động mua chứng khoán.
(VNF) - Đề nghị nghiên cứu mở rộng cơ sở thuế thu nhập với lãi tiền gửi tiết kiệm theo hướng chỉ nên miễn đối với quy mô tiết kiệm nhỏ, theo UBND TP. Cần Thơ
(VNF) - Thuế dạy thêm học thêm theo quy định mới như thế nào? Giáo viên có phải nộp thuế khi tổ chức dạy thêm, học thêm không? Cách tính thuế TNCN và thuế TNDN như thế nào? Hộ kinh doanh dạy thêm có phải đóng thuế môn bài không?... là những thắc mắc phổ biến của nhiều giáo viên, phụ huynh và trung tâm dạy thêm hiện nay.
(VNF) - Theo Bộ Tài chính, với 56% doanh nghiệp FDI báo lỗ, tổng lỗ luỹ kế của nhóm này đã lên tới gần 1 triệu tỷ đồng. Dù vậy, nhiều đơn vị vẫn mở rộng quy mô vốn đầu tư tại Việt Nam.
(VNF) - Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ ngành điện, bao gồm sản xuất máy biến áp, dây điện, các sản phẩm thiết bị điện đến 500kV, lắp đặt, sửa chữa, cải tạo các thiết bị điện đến 500kV.
(VNF) - Rạng Đông Holding liên tục bị HoSE nhắc nhở chậm nộp báo cáo tài chính, cảnh báo nguy cơ bị xử lý nặng hơn. Doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng sau khi thua kiện Tập đoàn Sojitz.
(VNF) - Tính từ năm 2011, khi số thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đạt hơn 38.000 tỷ đồng, đến nay năm 2024 con số này là gần 190.000 tỷ tăng gấp 5 lần, theo số liệu của Bộ Tài chính
CTCP Tập đoàn Điện Quang (DQC) chưa cải thiện tình hình kinh doanh trong năm 2024 khi tiếp tục thua lỗ hơn 101 tỷ đồng. Công ty lý giải thua lỗ lớn chủ yếu do phải trích lập dự phòng các khoản.
(VNF) - Cục thuế TP. Hồ Chí Minh mới đây đã cảnh báo, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế và công chức thuế để lừa đảo người nộp thuế
(VNF) - Đại diện EuroCham Vietnam cho rằng, việc phát triển TP. HCM thành một trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp nâng tầm những lợi thế sẵn có, giúp Việt Nam thành điểm trung chuyển quan trọng của dòng vốn khu vực và quốc tế
(VNF) - Hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua dịch vụ chuyển phát nhanh không còn được miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ ngày 18/2 tới đây, theo Tổng cục Hải quan
(VNF) - Cơ chế mới cho phép doanh nghiệp hạch toán các chi tiêu cho nghiên cứu phát triển đổi mới sáng tạo vào chi phí tính thuế, thay vì chỉ được trích lập tối đa 10% lợi nhuận sau thuế như trước đây.
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.