Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Năm 2018, lợi nhuận trước thuế năm 2018 của 10 ngân hàng bao gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Techcombank, VPBank, MB, ACB, HDBank, VIB, TPBank, đã tăng 34,4% mặc dù tổng thu nhập hoạt động chỉ tăng 18,4% so với năm trước.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng điều này là nhờ xu hướng giảm chi phí dự phòng ở các ngân hàng đã tất toán hết nợ trái phiếu đặc biệt VAMC trong năm trước đó, mạnh nhất ở ACB và Techcombank. Ngoài ra, một điểm tích cực khác là tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu (LLR) tiếp tục được nâng cao ở nhiều ngân hàng, điển hình như ACB, MB và Vietcombank.
Với các ngân hàng vẫn còn dư nợ VAMC, tiến độ thu hồi nợ xấu đã có tiến triển rất tốt nhờ tác động tích cực của Nghị quyết 42/2017/QH14 hiệu lực từ tháng 9 năm 2017.
Tại thời điểm cuối 2018, BIDV, VPBank và HDBank đã có thể thu hồi được 20-25% so với dư nợ VAMC vào thời điểm cuối năm trước đó, nhờ đó, các ngân hàng này chỉ cần trích lập chi phí dự phòng VAMC không đáng kể hoặc thấp hơn nhiều so với năm 2017.
"Như vậy, dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng cải thiện không nhiều thì tỷ lệ nợ xấu thực tế (nợ nội bảng và nợ VAMC) tại các ngân hàng này tiếp tục giảm đi đáng kể", VDSC nhận định.
Xem xét xu hướng hình thành nợ xấu tại 10 ngân hàng trên, công ty chứng khoán này thấy rằng tỷ lệ hình thành nợ xấu nội bảng (không tính nợ VAMC) đang duy trì ở mức thấp và thậm chí giảm dần ở ACB, HDBank, Vietcombank và TPBank, dù cho xu hướng dịch chuyển sang cho vay bán lẻ vẫn đang tiếp diễn.
"Chúng tôi cho rằng đây đều là các ngân hàng có triển vọng tăng trưởng trung bình đến cao trong năm 2019, do vậy tỷ trọng của chi phí dự phòng so với thu nhập hoạt động kỳ vọng sẽ còn tiếp tục giảm", VDSC đánh giá.
Trái lại, tỷ lệ hình thành nợ xấu đã tăng khá mạnh ở BIDV, VPBank và VIB, cũng như tăng ở MB và Techcombank nhưng ở mức nhẹ hơn một chút.
Đối với các ngân hàng này, VDSC cho rằng chi phí dự phòng sẽ tăng nhanh hơn, tuy vậy ảnh hưởng lên lợi nhuận có thể sẽ phân hóa.
Cụ thể, theo VDSC, MB với tiềm năng tăng trưởng thu nhập ở mức cao vẫn sẽ có khả năng trích lập dự phòng đầy đủ, xóa nợ sớm và duy trì chất lượng tài sản tốt.
Trong khi đó, BIDV, VPBank và VIB gây lo ngại bởi gánh nặng dự phòng, khi các ngân hàng này đang có xu hướng tăng tỷ lệ nợ xấu và giảm tỷ lệ dự phòng dù đã tăng cường trích lập mạnh hơn so với tăng trưởng thu nhập hoạt động.
Hiện BIDV đang có kế hoạch tất toàn toàn bộ trái phiếu VAMC trong năm nay. VPBank cũng có kế hoạch tương tự, tuy nhiên đang còn vướng do tỷ lệ nợ xấu cao và tỷ lệ bao nợ xấu thấp hơn nhiều so với các ngân hàng khác.
Bên cạnh VPBank, VIB cũng là ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu cao và tỷ lệ bao nợ xấu thấp, cho thấy rủi ro nợ xấu đang là khá lớn.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.