Nỗi lo 'kỳ tích' GDP 9 tháng

Minh Sơn - 04/10/2019 19:34 (GMT+7)

GDP 9 tháng cao nhất gần một thập kỷ, nhưng hạn chế của xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, đầu tư công... có thể là trở ngại cho tăng trưởng sắp tới.

VNF
Công nhân làm việc trong một nhà máy ôtô tại Hải Dương.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 9 tháng đầu năm tăng 6,98%, theo Tổng cục Thống kê. Với đặc thù nền kinh tế có độ mở cao, trong bối cảnh dòng chảy thương mại quốc tế ngày một phức tạp, kết quả này được giới phân tích đánh giá là "kỳ tích". Nhưng "kỳ tích" này đồng thời cũng đặt ra câu hỏi: "Động lực nào đã dẫn dắt đà tăng trưởng của nền kinh tế?". Nhìn sang các nước khác, kinh tế Ấn Độ chỉ tăng 5%, Trung Quốc tăng trưởng kinh tế thấp nhất 30 năm, còn Singapore mới đây đã hạ dự báo cả năm về 0%.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, kết quả này là "có cơ sở" khi những động lực dẫn dắt đà tăng đã có sự chuyển dịch. "Sự thay đổi của dòng chảy thương mại rõ ràng đã có những tác động, động lực hiện nay không phải là xuất khẩu như giai đoạn trước, thay vào đó là đầu tư và tiêu dùng nội địa. Nhưng đó là chuyện của hiện tại, năm sau sẽ thách thức hơn và tăng trưởng có thể sẽ không còn giữ được mức cao", TS Cấn Văn Lực nhận xét.

Nếu chia bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm thành hai mảng màu sáng và tối, thì ở gam màu kém tích cực hơn là sự tăng trưởng chậm lại của xuất khẩu, hoạt động sản xuất công nghiệp dù duy trì đà tăng nhưng không cao như cùng giai đoạn nhiều năm trước.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng ước đạt gần 383 tỷ USD, với xuất khẩu đạt hơn 194 tỷ, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Hơn 8% là mức tăng cao nếu so với dự báo của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đưa ra ngày 1/10, thương mại toàn cầu có thể chỉ tăng 1,2% trong năm nay. Nhưng nếu so với cùng kỳ hai năm gần nhất, tỷ lệ này đã giảm mạnh, 9 tháng năm 2018 xuất khẩu tăng 15,8%, trước đó một năm tỷ lệ này đạt trên 20%.

Bộ Công Thương, các công ty chứng khoán bắt đầu đề cập đến khả năng suy giảm xuất khẩu, khi thương chiến Mỹ - Trung quá nhanh so với những dự báo trước đó. "Làn sóng siêu toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự dịch chuyển sản xuất tới các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Tuy nhiên, các nước này đang đối mặt với 'làn gió ngược' khi thương mại quốc tế hình thành xu hướng giảm trong 2 năm vừa qua", nhóm phân tích của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định.

Trong những thị trường chủ chốt, Trung Quốc là cái tên đáng chú ý. Nhập siêu từ thị trường này đạt gần 28 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ, nguyên nhân chính do sự giảm sút của hoạt động xuất khẩu. "Những quy định mới về hạn chế nhập tiểu ngạch khiến xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh", ông Nguyễn Trung Tiến, Vụ trưởng Thống kê thương mại và Dịch vụ (Tổng cục Thống kê) nói. Theo các chuyên gia, động thài này khiến Trung Quốc không còn là "thị trường dễ tính" với doanh nghiệp Việt và tác động là điều khó tránh.

Với những thị trường khác, tốc độ tăng trưởng dù duy trì nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu của sự khó khăn. Riêng với Mỹ, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng của Tổng thống Donald Trump khiến kết quả tích cực có thể phản tác dụng. Bloomberg trong bài viết mới đây nói "Việt Nam có thể mắc kẹt giữa những xung lực đối lập từ thương chiến", dù trước đó hãng tin này gọi Việt Nam là "người chiến thắng".

Khía cạnh thứ hai là công nghiệp chế biến - chế tạo. 9 tháng đầu năm, ngành này tăng 11,37%, là động lực quan trọng nhất giúp GDP tăng cao kỷ lục. Tuy nhiên, trong báo cáo mới nhất, SSI Research gọi đây là "kết quả bất ngờ" bởi một số chỉ tiêu có sự không trùng khớp. 

Theo nhóm nghiên cứu, cấu phần đóng góp chính cho sự tăng trưởng của công nghiệp chế biến - chế tạo là công nghiệp điện tử, với mức tăng 14,6%, chủ yếu do khu vực sản xuất điện thoại. "Dẫu vậy, có sự không trùng khớp giữa chỉ số công nghiệp với tăng trưởng sản lượng điện thoại. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu điện thoại quý III cũng chỉ có chút ít cải thiện", báo cáo SSI Research viết.

Gam màu tối thứ ba trong bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm là đầu tư công. Vốn đâu tư từ nguồn ngân sách 9 tháng chỉ tăng 4,8%, mức thấp nhất giai đoạn 5 năm gần đây và bằng chưa tới một nửa mức tăng của năm 2018. "Nút thắt đầu tư công đang là một nguyên nhân khiến tăng trưởng chậm lại", SSI Research nhận định. Còn TS Cấn Văn Lực thì cho rằng đây là yếu tố phải "cải thiện ngay" nếu muốn giữ tốc độ tăng kinh tế.

Khi xuất khẩu chậm lại, thương chiến bắt đầu có tác động, gam màu sáng với sự duy trì của khu vực tiêu dùng trong nước, đầu tư và doanh nghiệp thành lập mới cao kỷ lục đã bù đắp cho sự sụt giảm. 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng hơn 3,6 triệu tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, kết quả này chỉ thấp hơn cùng giai đoạn năm 2018 nhưng cao hơn ba năm trước đó 2015-2017. Nếu loại trừ yếu tố giá, tốc độ tăng đạt khoảng 9,2%. 

"Trong khi xuất khẩu chịu ảnh hưởng từ dòng chảy thương mại toàn cầu, tiêu dùng trong nước là điểm sáng giúp cân bằng lại đà giảm", TS Cấn Văn Lực nói.

Về khía cạnh đầu tư, làn sóng chuyển dịch - điều đã được dự báo khi thương chiến leo thang - vẫn còn "hiệu nghiệm". Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng giảm về số đăng ký nhưng tăng về vốn thực hiện. Con số thực hiện ước đạt 14,2 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì ở mức cao, tăng hơn 82%.

Doanh nghiệp tăng cao kỷ lục cũng được đánh giá là gam màu sáng trong bức tranh tổng thể. 9 tháng đầu năm có hơn 102.000 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế hơn 3 triệu tỷ đồng. Khảo sát của cơ quan thống kê, quá nửa số doanh nghiệp được hỏi "đánh giá xu hướng sẽ tốt lên", trong khi chỉ có 12% đánh giá là kém tích cực.

Dù vậy, trong bối cảnh những yếu tố không chắc chắn ngày một gia tăng, những dự báo đã trở nên thận trọng hơn dù kinh tế 9 tháng cao nhất gần một thập kỷ. Dự báo về tăng trưởng cả năm, các chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam có thể đạt mức 6,8% như mục tiêu từ đầu năm của Chính phủ. Nhưng sang năm 2020, nhiều ý kiến cho rằng "tình thế có thể không tích cực như hiện tại". 

"Thương chiến leo thang, chủ nghĩa bảo hộ thương mại nổi lên đã có những tác động nhất định, ví dụ như xuất khẩu. Nhưng tất cả đều thấy rằng, từ nay đến hết năm và năm tới, thách thức sẽ lớn hơn. Chính vì thế mà năm tới, vấn đề tăng trưởng nên được cân nhắc ở mức thấp hơn, có thể trong khoảng 6,5-6,7%", TS Cấn Văn Lực nói.

Theo VnExpress
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.