‘Nước ngoài chỉ lobby luật với vài trăm nghị sĩ, ta phải lobby cả trên và dưới luật với hàng vạn người’

Ái Châu Tử - 09/09/2020 12:41 (GMT+7)

(VNF) – Luật sư Trương Thanh Đức đã nhận xét khi vậy về tình trạng vận động chính sách công (lobby chính sách) tại Việt Nam hiện nay.

VNF
Luật sư Trương Thanh Đức

Mới đây, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội thảo khoa học “Kinh nghiệm quốc tế về vận động chính sách và giá trị tham khảo cho Việt Nam”.

Bên lề hội thảo này, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO:

- Ông đánh giá thực trạng lobby chính sách ở Việt Nam hiện nay thế nào?

LS Trương Thanh Đức: Ở Việt Nam, lobby chính sách là điều diễn ra một cách phổ biến, sôi động, quyết liệt và đa dạng nhưng cũng mập mờ và không rõ là hợp pháp hay bất hợp pháp, vì chưa có quy định chính thức rõ ràng về việc này.

Nguyên nghĩa của lobby không phải là việc gì sai trái, xấu xa, mà đơn giản đó chỉ là việc vận động chính sách, nhưng đối với chúng ta hiện nay, dường như đang bị coi là vấn đề nhạy cảm, thậm chí là kiêng kỵ, giống như việc vận động tranh cử.

Tất nhiên, ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã có những quy định về các hành vi riêng lẻ mà thực chất là một dạng nào đó của quá trình lobby chính sách, ví dụ quy định về phản biện xã hội trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hay quy định về lấy ý kiến của đối tượng bị tác động trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trên thực tế, việc phản biện, đóng góp ý kiến của hàng trăm tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp đối với các văn bản quy phạm pháp luật là một dạng lobby chính sách, bởi có sự vận động nhằm tác động đến người ban hành chính sách để đạt đến những lợi ích nhất định. Trong đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể xem là trường hợp điển hình và thành công nhất trong việc lobby chính sách một cách công khai, minh bạch cho cộng đồng doanh nghiệp.

- Vậy thì tại sao Việt Nam lại chưa có đạo luật riêng về lobby chính sách như các nước trên thế giới?

Ý tưởng về một đạo luật như vậy đã có từ gần 10 năm trước nhưng tất cả chỉ dừng lại ở việc bàn bạc, tìm hiểu, nghiên cứu thêm chứ chưa có đề xuất chính thức lên Chính phủ hay Quốc hội.

Đây là một điều bất cập, bởi Việt Nam hiện đã hội nhập rất sâu rộng và hầu hết chính sách của ta đều tương đồng với thế giới. Xét về bản chất, hầu hết các chính sách đều là sự thỏa hiệp về lợi ích giữa các bên liên quan, nên cần thiết có luật về vận động chính sách để sự thỏa hiệp này diễn ra một cách đúng đắn, công bằng, hợp lý.

Việt Nam lại càng cần thiết phải có luật như vậy, vì cơ quan làm luật (tức Quốc hội) chưa chuyên nghiệp, còn nhiều hạn chế, các đại biểu nhiều khi thiếu thông tin, thiếu hiểu biết chuyên sâu về các lĩnh vực xây dựng luật. Nếu có luật về lobby chính sách, việc tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng, đầy đủ, toàn diện và kịp thời hơn, những hạn chế này có thể được khắc phục một cách tương đối hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc xây dựng một đạo luật sẽ giúp ngăn chặn hành vi tiêu cực theo kiểu “đi đêm” đang diễn ra hiện nay mà nhiều khi không rõ ranh giới nên hay không nên, được hay không được, có hay không có vi phạm đối với tất cả các bên liên quan.

Nghị sĩ nước ngoài nhận 1 đồng quà cũng phải công khai, minh bạch và luật quy định không được nhận quá giá trị cho phép, còn ở ta do chưa có luật phân biệt giữa nhận quà biếu với nhận hối lộ hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí nhiều tỷ đồng. Tình trạng này dẫn tới nguy cơ các nhóm lợi ích cố tình và vô tình lũng đoạn chính sách.

- Theo ông, nếu Việt Nam làm luật về lobby chính sách, cần phải lưu ý những vấn đề gì?

Nguyên tắc cơ bản của luật lobby là phải nêu rõ người lobby cũng như người làm chính sách được làm gì và không được làm gì.

Bên cạnh đó, phải tạo hành lang cho những hoạt động lobby chuyên nghiệp và người làm lobby chính sách chuyên nghiệp, ví dụ đăng kí hoạt động như đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Điều khác biệt của Việt Nam với nước ngoài là nếu nước ngoài chỉ lobby luật, bám lấy vài trăm nghị sĩ thì Việt Nam phải lobby cả trên và dưới luật, phải bám lấy hàng vạn người liên quan đến việc ban hành chính sách.

Thậm chí, ở Việt Nam không chỉ lobby các nghị sĩ là nhà làm luật, mà còn phải lobby cả từ vòng ngoài cho đến vòng trong, cả người gián tiếp lẫn người trực tiếp tham gia các khâu chỉ đạo, khởi thảo, soạn thảo, biên tập, thẩm định, chỉnh sửa, hoàn thiện, thông qua, ban hành chính sách.

Vì rất nhiều khâu tưởng là vai phụ nhưng lại đóng vai trờ quan trọng, thậm chí quyết định, nên độ khó của việc lobby rất cao. Nhưng nếu không có quy định rõ ràng thì đôi khi cái tưởng chừng rất khó lại rất dễ dàng đạt được.

- Ông có góp ý gì với việc xây dựng đạo luật về lobby chính sách?

Nhìn chung, các chuyên gia tham gia hội thảo nói trên đều thừa nhận lobby là một hoạt động cần thiết, một xu thế tất yếu và cần có quy định điều chỉnh. Nhưng vấn đề là cần phải bắt tay ngay vào việc xây dựng luật thì mới có thể hy vọng dăm ba năm nữa luật được ban hành. Còn nếu cứ vẫn dừng lại ở việc nghiên cứu mà không đề xuất chính thức tới Chính phủ và Quốc hội thì không biết bao giờ mới trở thành hiện thực.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành lãi suất hài hòa, hợp lý, đồng bộ với điều hành tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác; phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay.

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Chiều 20/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức, sau khi được Quốc hội khóa XV bầu và thông qua nghị quyết với 100% đại biểu có mặt tán thành.

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

(VNF) - Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, phương Tây đã giáng cho Moscow hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nguồn tài chính của nước này và buộc Nga phải nhanh chóng chấm dứt chiến sự. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, chiến sự vẫn tiếp diễn và Điện Kremlin đang ca ngợi nền kinh tế vững mạnh của mình.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VEF) - Với 475/475 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.