Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sáng 17/1, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) bước vào ngày làm việc thứ 10.
Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết 22 bị cáo trong vụ án sẽ được nói lời sau cùng, trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án.
Phiên tòa diễn ra muộn khoảng 40 phút so với dự kiến. Lúc 8h40, bị cáo Đinh La Thăng mặc áo khoác tối màu bước lên bục dành cho các bị cáo, lấy từ trong túi áo ra một tờ giấy đã viết từ trước.
"Trước tiên cho phép bị cáo cảm ơn chủ tọa, Hội đồng xét xử đã điều hành phiên tòa đổi mới, dân chủ, công khai, khách quan theo hướng cải cách tư pháp và luật mới. Cảm ơn luật sư với tinh thần hiểu biết pháp luật sâu sắc thể hiện trách nhiệm cao khi bào chữa cho bị cáo", ông Thăng nói.
Bị cáo Đinh La Thăng trình bày: "Cách đây đúng 35 năm khi tốt nghiệp trường đại học, bị cáo cùng bạn gái bây giờ là vợ lên công trường xây dựng sông Đà, mang theo tuổi trẻ với khát vọng chinh phục sông Đà.
"Với tất cả mục tiêu, sau 30 năm công tác, trong đó 33 năm đứng trong đội ngũ Đảng cộng sản Việt Nam, bị cáo luôn luôn cố gắng hoàn thiện mình để hoàn thành nhiệm vụ".
Sau khi nhắc lại chuyện vào nghề hơn 30 năm trước, bị cáo Thăng nói không bao giờ nghĩ bản thân phải đứng trước tòa nói lời sau cùng. Điều này thực sự đau xót với ông và gia đình.
"Bị cáo luôn làm việc hết trách nhiệm, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Khi vợ sinh con ông cũng không có ở nhà mà phải đi đến các công trường. Nhưng vợ của cấp dưới đẻ thì bị cáo đi thăm.
"Thưa Hội đồng xét xử, nhờ Đảng giáo dục rèn luyện, bị cáo luôn nỗ lực cố gắng để hoàn thành trách nhiệm của mình. Tuy nhiên ở PVN, do bị cáo quyết liệt nên xảy ra sai phạm", bị cáo Thăng nói.
Theo lời bị cáo Đinh La Thăng, ở ngành giao thông, 5 năm giữ cương vị người đứng đầu, bị cáo còn nợ đường cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành và đường sắt cao tốc để sáng uống cà phê Hà Nội, tối cà phê TP. HCM
Ở TP. HCM, bị cáo Thăng còn nợ người dân lời hứa đưa thành phố trở lại vị trí hòn ngọc Viễn Đông. Bị cáo nợ thành phố 1 khát vọng bình an, không cướp giật, nợ khát vọng đưa Củ Chi thành trung tâm hành chính mới.
"Nợ các cháu học sinh một chương trình không bị quá tải. Nợ một cháu bé, đã hứa đến thăm cháu và gia đình, mà không đến thăm được. Bị cáo còn nhiều món nợ chưa thực hiện được", ông Thăng nói ngậm ngùi.
"Hôm nay đứng trước tòa nói lời sau cùng và đối diện với án phạt, bị cáo cúi đầu xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân, các thế hệ lao động dầu khí, xin lỗi ngành giao thông, xin lỗi nhân dân TP. HCM", bị cáo Thăng nói.
Ông Đinh La Thăng cho biết bố ông mới vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu hôm 15/1 do mắc bệnh hiểm nghèo. Bị cáo Thăng xin được tại ngoại để thăm người cha ốm đau, bệnh tật.
"Bị cáo cũng xin ăn một cái Tết cuối cùng với gia đình và người thân để sau đó sẽ chấp nhận thi hành án", ông Thăng nói.
Cáo trạng xác định ông Đinh La Thăng chỉ định Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) thực hiện, ký gói thầu EPC trái quy định.
Sau đó, ông Thăng tiếp tục chỉ đạo cấp dưới tạm ứng sai quy định hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ sai mục đích gây thiệt hại gần 120 tỷ đồng.
Nhóm cán bộ ngành dầu khí bị truy tố tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" do tham gia vào việc chỉ đạo PVC ký hợp đồng, tạm ứng và sử dụng tiền tạm ứng sai quy định.
Riêng Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận và 8 người khác bị truy tố tội "Tham ô tài sản" do cấu kết lập hồ sơ khống để rút 13 tỷ đồng chia nhau sử dụng.
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án 14-15 năm tù với ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh án chung thân. Các bị cáo khác bị đề nghị 24 tháng tù treo đến 28 năm tù.
Trước đó, trong ngày làm việc thứ 9 tại phiên tòa, ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐTV PVN) bị Viện kiểm sát xác định là bị cáo đầu vụ, có vai trò chính đối với những sai phạm xảy ra tại PVN.
Viện kiểm sát cáo buộc ông Thăng là người chỉ định thầu cho PVC dù nhà thầu không đủ năng lực; ép ký hợp đồng xây dựng trong khi PVC chưa đạt yêu cầu; chỉ đạo tạm ứng tiền cho nhà thầu để nhà thầu sử dụng sai mục đích…
Trong suốt những ngày diễn ra phiên tòa, ông Đinh La Thăng đã cố gắng trình bày thật tỉ mỉ về vai trò của mình tại PVN trong việc chỉ định PVC làm nhà thầu xây dựng dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Tự bào chữa, ông Đinh La Thăng thừa nhận trách nhiệm với vai trò người đứng đầu. Ông xin nhận trách nhiệm cho cấp dưới không có động cơ vụ lợi, vi phạm do sự chỉ đạo quyết liệt.
Ngoài đề nghị xem xét lại tình tiết Viện kiểm sát cáo buộc ông là chủ mưu, bị cáo Thăng còn mong muốn Hội đồng xét xử cho ông và các bị cáo tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" được thay đổi biện pháp ngăn chặn.
Với mong muốn phiên xử được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn, mọi công tác chuẩn bị cho phiên tòa này là theo Bộ luật Tố tụng hình sự mới: các luật sư, đại diện các nguyên đơn dân sự, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, các giám định viên và các điều tra viên Bộ Công an đã tham gia điều tra vụ án, đều phải có mặt đầy đủ trong những ngày diễn ra phiên tòa.
Thông tin từ tòa án cho biết, việc triệu tập như vậy là để đảm bảo phiên tòa công tâm, khách quan, bất kể khi nào luật sư, Viện kiểm sát hay Hội đồng xét xử cần thẩm vấn, làm rõ nội dung nào, những người liên quan đều sẵn sàng có mặt để cung cấp câu trả lời.
Trong phiên tòa này, các giám định viên, nhân chứng nhiều lần phải trả lời các câu hỏi của luật sư để làm rõ các hành vi vi phạm của các bị cáo.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.