Ông Nguyễn Bắc Son nhận tội ‘Nhận hối lộ’, nói luật sư không cần bào chữa
Minh An -
18/12/2019 20:46 (GMT+7)
(VNF) - Tại phiên xử ngày 18/12, cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son thừa nhận đã cầm 3 triệu USD của Phạm Nhật Vũ. “Xin Hội đồng xét xử cho phép tôi được gặp gia đình và luật sư để sớm khắc phục hậu quả. Tội danh tôi đã nhận nên luật sư không cần bào chữa về tội danh nữa", ông Son nói.
Ông Nguyễn Bắc Song tại toà.
Tuy nhiên, ông Son khai không đưa cho con gái số tiền này mà sử dụng để chi tiêu cá nhân.
Ngày mai (19/12), tòa nghỉ làm việc để ông Nguyễn Bắc Son tiếp xúc gia đình bàn việc khắc phục hậu quả.
Trước câu hỏi của luật sư về cuộc đối chất với con gái và đã dùng 3 triệu USD vào việc gì, ông Son khai "không nhớ tiêu tiền hối lộ vào việc gì". Thẩm phán Trương Việt Toàn lập tức nhắc không hỏi vấn đề nhận hối lộ nữa vì bị cáo đã thừa nhận và có yêu cầu không bào chữa cho mình về tội danh này.
Về tội danh “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ chỉ đạo MobiFone mua AVG với giá 8.900 tỷ đồng, ông Nguyễn Bắc Son cho rằng để dẫn đến sai phạm là do cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan.
Trong đó, yếu tố chủ quan là dự án được triển khai trong lúc MobiFone đang trong giai đoạn cải tổ, vừa chuyển từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) về Bộ Thông tin và Truyền thông. MobiFone đang trong quá trình ổn định bộ máy, không thể tránh khỏi những sai sót nhất định trong quá trình triển khai dự án này.
Đây là lần đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện dự án. Ông và ông Trương Minh Tuấn từ ban Đảng chuyển sang không có kiến thức về kinh doanh, tài chính nên tin vào các bộ ngành, cơ quan tham mưu.
Ông Son cho rằng vì các bộ đều có ý kiến đồng thuận để MobiFone thực hiện dự án này nên đã tạo niềm tin cho lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông trong quá trình triển khai dự án.
"Nếu một trong ba bộ có phản đối, dự án sẽ không được thực hiện", ông Son khai và cho rằng Bộ Tài chính, Kế hoạch Đầu tư cũng có lúng túng nên từ đó hướng dẫn sai.
Ông Son khai đã chỉ đạo xin ý kiến Bộ Công an vì thấy bộ này có chức năng trong phòng chống tội phạm. Nội dung này do Phạm Đình Trọng (Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp) soạn thảo, ông Trương Minh Tuấn ký để gửi.
Sau đó, văn bản trả lời của Bộ Công an chỉ nhấn mạnh quá trình, quy trình thực hiện Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thực hiện dự án thận trọng, xác định có yếu tố an ninh văn hoá. Dự án này không thuần tuý về mục đích phát triển của MobiFone mà còn góp phần vào hệ thống truyền hình hiện đại phát triển toàn quốc, ổn định an ninh văn hoá tư tưởng.
Ông Son khai Bộ Tài chính trả lời với nội dung việc mua bán cổ phần, cổ phiếu của doanh nghiệp không thuộc chức năng của đơn vị quản lý nhà nước. Bộ này xác nhận ba đơn vị thẩm định giá mà MobiFone thuê đã được cấp phép hoạt động.
Ông Son nói đã "rất thận trọng" nên tiếp tục xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cuối cùng, cựu bộ trưởng Thông tin và truyền thông cho rằng do Thủ tướng chấp thuận chủ trương nên nghĩ mình đã "làm đúng". Từ đó, ông đồng ý chuyển ông Tuấn ký quyết định cho MobiFone mua AVG.
Liên quan đến cáo buộc của Viện kiểm sát về vai trò “chủ mưu, cầm đầu” trong dự án MobiFone mua AVG, ông Son phủ nhận.
Viện Kiểm sát đặt câu hỏi với ông Son: "Bị cáo có phải là người muốn thúc đẩy dự án phải thực hiện trong năm 2015 không?”.
Ông Son đáp không có chỉ đạo nào phải thực hiện dự án trong năm 2015: "Tôi chỉ có bút phê theo tinh thần của thủ tướng. Không có yêu cầu nào phải làm luôn trong năm 2015".
Trước sự phủ nhận của bị cáo Son, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình chiếu 2 văn bản có bút phê của bị cáo Nguyễn Bắc Son: Một là bút phê “...bảo đảm triển khai trong năm tài chính 2015 như đề nghị của Tổng Công ty trong đề án” tại Công văn 2678 ngày 14/12/2015 của Văn phòng Chính phủ; hai là bút phê “chuyển Vụ Quản lý doanh nghiệp để sớm đề xuất” tại Công văn 106 ngày 23/12/2015 của MobiFone.
(VNF) - Dù Chính phủ kiến nghị xem xét tăng lương công chức, lương hưu và các khoản trợ cấp trong năm 2026, nhưng nhiều ý kiến tại Quốc hội cho rằng việc này vẫn chưa có đủ cơ sở, khi ngân sách còn eo hẹp và tình hình kinh tế 2025 vẫn là ẩn số lớn.
(VNF) - Ông Nguyễn Xuân Ký, cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh vừa được Trường Quản trị và Kinh doanh HSB (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiếp nhận làm giảng viên.
(VNF) - Thành ủy Đà Nẵng đã thống nhất phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giảm từ hàng chục phường, xã xuống còn 19 đơn vị, bao gồm 15 phường, 3 xã và 1 đặc khu hành chính Hoàng Sa.
(VNF) - Trước lo ngại về căng thẳng thuế quan sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu và doanh thu, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hoà Phát khẳng định Hoà Phát sẽ không có điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kể cả trong bối cảnh thị trường có nhiều bất ổn.
(VNF) - Loạt nghệ sĩ, người nổi tiếng bị réo tên và chỉ trích nặng nề khi xuất hiện trong các quảng cáo sữa giả, trong đó có những gương mặt MC nổi tiếng, nghệ sĩ kỳ cựu thậm chí cả chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu.
(VNF) - Thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập sẽ có diện tích tự nhiên lớn nhất trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương theo đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp
(VNF) - Dự kiến tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định sẽ sáp nhập về “một nhà”, lấy tên là tỉnh Ninh Bình. Cả 3 địa phương này đều có thế mạnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
(VNF) - Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký kết các hiệp định cho vay và viện trợ với tổng giá trị gần 400 triệu USD với Việt Nam. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và hai định chế tài chính quốc tế hàng đầu.
(VNF) - Trụ sở UBND huyện sau sáp nhập sẽ được ưu tiên chuyển đổi thành cơ sở y tế, giáo dục hoặc phục vụ cộng đồng, theo hướng dẫn mới của Bộ Tài chính.
(VNF) - Toàn bộ biên chế cấp huyện sẽ được chuyển toàn bộ xuống cấp xã sau sáp nhập, nhằm tinh gọn bộ máy và củng cố vai trò chủ đạo của chính quyền xã.
(VNF) - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong quá trình sáp nhập tỉnh, xã, tuyệt đối không được mang tư tưởng cục bộ, lợi ích riêng, không phân biệt “địa phương này, địa phương kia” mọi việc phải đặt lợi ích chung của đất nước và nhân dân lên trên hết.
(VNF) - Chính phủ vừa ban hành định hướng tổ chức bộ máy và biên chế hành chính sau sắp xếp đơn vị hành chính các cấp. Theo đó, cấp tỉnh sẽ không tổ chức quá 15 sở và tương đương, trong khi mỗi xã, phường sau sáp nhập sẽ có tối đa 40 cán bộ, công chức.
(VNF) - Việc không tổ chức Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao không trái với các nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương nên Chính phủ thống nhất với việc này.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, số lượng đại biểu Quốc hội khóa XVI dự kiến là 500 người, trong đó ít nhất 40% đại biểu Quốc hội chuyên trách, 30% đại biểu tái cử và khoảng 10% đại biểu trẻ.
(VNF) - Trong những năm qua, đại dịch Covid-19 vào năm 2021; xung đột trên thế giới làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vào năm 2022; năm 2023 phải xử lý các ngân hàng yếu kém; siêu bão Yagi tàn phá đất nước vào năm 2024 và cuộc chiến tranh thương mại vào năm 2025... đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho Việt Nam
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu sắp xếp lại bộ máy, nhân sự trên cơ sở kết thúc hoạt động 12 thanh tra bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ cùng thanh tra cấp sở, huyện.
(VNF) - Khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Liên minh châu Âu (EU) tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Kaja Kallas mong muốn hai bên tăng cường trao đổi, sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
(VNF) - Trong bản Tuyên bố chung được ký kết nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng và thực chất trên hàng loạt lĩnh vực kinh tế, từ thương mại nông sản đến phát triển công nghệ cao, tài chính, đầu tư và đổi mới sáng tạo.
(VNF) - Chính phủ quyết định giữ nguyên số lượng cán bộ, công chức sau sáp nhập các tỉnh. Sau khi các đơn vị hành chính ổn định, sẽ tiến hành rà soát, tinh giản biên chế, hoàn thiện vị trí việc làm và xác định biên chế phù hợp với yêu cầu thực tế trong vòng 5 năm.
(VNF) - Nộp đơn kháng cáo tới tòa cấp phúc thẩm, cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng xin giảm nhẹ hình phạt, ông Lê Thanh Vân kêu oan. Trước đó, ông Nhưỡng bị phạt 13 năm tù, còn ông Vân 7 năm tù.
(VNF) - Mặc dù diện tích tự nhiên không đạt tiêu chuẩn, tỉnh Cao Bằng vẫn không bị sáp nhập, nằm trong trường hợp đặc biệt của Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình phê duyệt.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu đơn vị hành chính, khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự hoặc kết hợp tên huyện cũ. Mục tiêu là thuận tiện cho số hóa và quản lý hành chính.
(VNF) - Trung Quốc sẽ hỗ trợ kỹ thuật và xúc tiến đầu tư cho dự án tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, mở ra bước tiến mới trong kết nối hạ tầng giữa hai nước.
(VNF) - Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 45 về công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, quy định rõ về độ tuổi, thời gian công tác và cơ cấu nhân sự tham gia cấp ủy, chính quyền, MTTQ, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo trong giai đoạn mới.
(VNF) - Dù Chính phủ kiến nghị xem xét tăng lương công chức, lương hưu và các khoản trợ cấp trong năm 2026, nhưng nhiều ý kiến tại Quốc hội cho rằng việc này vẫn chưa có đủ cơ sở, khi ngân sách còn eo hẹp và tình hình kinh tế 2025 vẫn là ẩn số lớn.
(VNF) - Dự kiến 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh là Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng sẽ thông tuyến chính trước dịp lễ 30/4 và 1/5.