'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
“Hợp tác là lựa chọn duy nhất”
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 27/3 có chuyến công du đến Bắc Kinh và có buổi làm việc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo Reuters, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi nhiều vấn đề, trong đó có thảo luận về việc liệu ASML có được Chính phủ Hà Lan cấp phép để tiếp tục bảo trì các thiết bị tiên tiến trị giá hàng tỷ euro mà họ đã bán cho khách hàng Trung Quốc hay không.
Trò chuyện với thủ tướng Hà Lan, ông Tập khẳng định rằng: “Người dân Trung Quốc có quyền phát triển hợp pháp và không thế lực nào có thể ngăn cản tốc độ tiến bộ khoa học và công nghệ của Trung Quốc”.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đồng thời nhắn nhủ thêm rằng Trung Quốc sẽ “tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi”.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập cho biết: “Việc tạo ra các rào cản khoa học và công nghệ cũng như cắt đứt chuỗi cung ứng và công nghiệp sẽ chỉ dẫn đến sự chia rẽ và đối đầu”.
Ông cho rằng hợp tác là cách duy nhất và "việc tách rời và phá vỡ các liên hệ" sẽ không dẫn đến đâu.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đồng thời khẳng định nước này sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Hà Lan và kêu gọi phía Hà Lan “cung cấp môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch cho các doanh nghiệp Trung Quốc”.
Hiệu ứng boomerang
Đáp lại, Thủ tướng Hà Lan Rutte cho biết Hà Lan đã cố gắng đảm bảo rằng các hạn chế xuất khẩu, khi liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn và các công ty như ASML, không bao giờ nhằm vào một quốc gia.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Rutte cho hay việc tách rời cũng không phải là một lựa chọn chính sách đối với chính phủ Hà Lan, “vì bất kỳ hành động nào làm suy yếu lợi ích phát triển của Trung Quốc sẽ chỉ mang tính boomerang”.
Trả lời báo giới tại Bắc Kinh sau cuộc gặp với ông Tập, ông Rutte nói Chính phủ Hà Lan sẽ "làm những gì có thể" để bảo vệ chuỗi cung ứng.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hà Lan trở nên căng thẳng kể từ khi Hà Lan cùng với Mỹ chặn xuất khẩu công nghệ chip tiên tiến sang Trung Quốc vì lo ngại chúng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Chip bán dẫn là thành phần quan trọng có thể tìm thấy trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến ô tô.
Gã khổng lồ công nghệ Hà Lan ASML đã bị cấm xuất khẩu máy in thạch bản cực tím (EUV) sang Trung Quốc. Đây là công ty duy nhất hiện có khả năng sản xuất những chiếc máy như vậy. Cho đến nay, họ vẫn chưa vận chuyển một máy EUV nào sang Trung Quốc.
Những máy in thạch bản EUV như vậy rất quan trọng cho việc sản xuất chip và được các công ty như TSMC của Đài Loan sử dụng để tạo ra những con chip nhỏ nhất và phức tạp nhất.
Vào tháng 1, Hà Lan đã cấm ASML xuất khẩu một số hệ thống in thạch bản cực tím sâu sang Trung Quốc, vốn được sử dụng để sản xuất các con chip kém tiên tiến hơn một chút.
Bắc Kinh khi đó đã lên tiếng chỉ trích động thái của chính phủ Hà Lan và kêu gọi Hà Lan “duy trì quan điểm khách quan, công bằng và các nguyên tắc thị trường” cũng như “bảo vệ lợi ích chung” của hai nước và các công ty của họ.
Xem thêm >> Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản dai dẳng, loạt ngân hàng lớn bị ‘vạ lây’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.