Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Doanh thu thuần quý IV/2023 của PAN đạt 4.196 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2022 chủ yếu do sự tăng trưởng của lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là mảng nông dược (tăng trưởng 37%). Trong khi đó, doanh thu tại mảng bánh kẹo và hạt điều có phần giảm nhẹ.
Biên lãi gộp cải thiện thêm 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ lên mức 23,8%. Lợi nhuận gộp tăng 12%, đạt 998 tỷ đồng.
Hoạt động tài chính ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ hơn hoạt động cốt lõi khi doanh thu tăng gấp rưỡi, đạt hơn 152 tỷ đồng.
Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng lần lượt 30% và 9% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 150 tỷ đồng và 233 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí bán hàng giảm 7,7%, đạt 355 tỷ đồng.
PAN báo lãi trước thuế hơn 424 tỷ đồng. Khấu trừ đi thuế, lợi nhuận còn gần 363 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi cùng kỳ.
Theo PAN, mức tăng trưởng cao của lợi nhuận quý IV được đóng góp bởi kết quả từ mảng nông dược khi lợi nhuận trước thuế của mảng kinh doanh này tăng trưởng hơn gấp đôi so với quý IV/2022, chi phí đầu vào (nhập khẩu nguyên vật liệu) giảm mạnh so với cùng kỳ.
Ngoài ra mảng bánh kẹo cũng có tăng trưởng mạnh về lợi nhuận trong quý IV, đạt mức tăng trên 80%. Các mảng kinh doanh khác cũng có tăng trưởng lợi nhuận khả quan như mảng tôm đạt lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 34%; mảng giống cây trồng, gạo đạt lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 37%.
Luỹ kế năm 2023, doanh thu thuần của PAN đạt 13.205 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,3% so với mức thực hiện năm 2022. Theo doanh nghiệp, sự sụt giảm của doanh thu năm 2023 đến từ sự suy giảm của lĩnh vực thủy sản (giảm 11%) và thực phẩm đóng gói (giảm 8%) do tác động của diễn biến thị trường chung trong nước và xuất khẩu.
Mức giảm này được bù đắp bởi tăng trưởng doanh thu của lĩnh vực nông nghiệp (tăng 9%) với động lực tăng trưởng chính đến từ mảng kinh doanh nông dược và mảng gạo đóng gói, trong bối cảnh giá lúa tăng cao.
Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính của PAN ghi nhận tăng 82,6%, đạt hơn 578 tỷ đồng chủ yếu nhờ hơn 500 tỷ đồng lãi tiền gửi, trái phiếu và lãi cho vay.
PAN lãi sau thuế 819 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 3% so với năm 2022. Trong đó, lĩnh vực thuỷ sản dù doanh số giảm nhưng lợi nhuận gần như đi ngang so với cùng kỳ do doanh nghiệp tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng cao và thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, nên biên lợi nhuận được bảo toàn. PAN cho biết hoạt động nuôi tôm cũng mang lại kết quả khả quan khi phòng tránh tốt dịch bệnh, thu hoạch tôm đủ sản lượng, giảm giá thành đầu vào.
Ở lĩnh vực thực phẩm đóng gói, Công ty Cổ phần Bibica (HoSE: BBC) ở mảng bánh kẹo và Công ty Cổ phần Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (HoSE: LAF) ở mảng hạt điều đều suy giảm nhẹ về doanh thu (giảm lần lượt 7% và 15%) tuy nhiên lợi nhuận vẫn ghi nhận tăng trưởng dương.
Năm 2023, PAN lên kế hoạch doanh thu 15.156 tỷ đồng, tăng 11% và lợi nhuận sau thuế đạt 840 tỷ đồng, tăng 5,8%. Như vậy kết quả đạt được trong năm 2023 của PAN đều chưa hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của PAN đạt 20.215 tỷ đồng, tăng 25,7% so với thời điểm đầu năm. Các khoản tiền nhàn rỗi của PAN đạt hơn 2.100 tỷ đồng, giảm 17%. Hàng tồn kho biến động không đáng kể, đạt hơn 3.083 tỷ đồng, trong đó PAN đang trích lập hơn 73,8 tỷ đồng dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Đáng chú ý, báo cáo tài chính cho thấy PAN đã rót thêm hơn 4.400 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán trong năm 2023. Tính tới cuối năm, giá trị khoản mục chứng khoán kinh doanh của PAN đạt hơn 6.600 tỷ đồng. Doanh nghiệp không thuyết minh về khoản mục này, nên không rõ danh mục cổ phiếu hay trái phiếu mà PAN hiện nắm giữ.
Bên kia bảng nguồn vốn, tổng nợ phải trả của PAN đạt 11.874 tỷ đồng, tăng mạnh 44,8% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, chiếm phần lớn là các khoản nợ vay dài hạn và ngắn hạn. Năm 2023, khối nợ vay của PAN đã phình to thêm hơn 3.800 tỷ đồng. Tổng nợ vay tính tới cuối năm 2023 là hơn 8.982 tỷ đồng, bao gồm hơn 8.383 tỷ đồng vay ngân hàng và 600 tỷ đồng trái phiếu.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.