Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.
Ra đời ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, những người làm dầu khí đã đi từ “không đến có”; từ vị trí “người làm thuê”, “người học việc”, nay đã làm chủ cơ bản các công nghệ tiên tiến nhất của ngành dầu khí thế giới.
“Khát vọng - Trí tuệ - Chuyên nghiệp - Nghĩa tình” là “bộ mã gen” của cán bộ, người lao động Petrovietnam, đang là động lực, là hành trang cho thế hệ hôm nay vững bước đi lên.
Ngành Dầu khí Việt Nam đã không ngừng phát triển, ngày càng khẳng định là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, then chốt của đất nước mà Petrovietnam giữ vai trò trụ cột, bảo đảm 4 chữ “An” quan trọng của đất nước là: an ninh năng lượng quốc gia; an ninh lương thực quốc gia; an ninh kinh tế đất nước; an ninh chủ quyền quốc gia trên biển.
Petrovietnam cho biết đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao; hình thành nên đội ngũ gần 60.000 người lao động có năng lực chuyên môn cao, cùng tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, sự chuyên nghiệp, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, phức tạp của ngành và vươn ra thế giới.
Với sự phát triển đồng bộ của chuỗi công nghiệp dầu khí, Petrovietnam đã trở thành nòng cốt, hạt nhân trong việc hình thành các khu công nghiệp tập trung tại: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai - Hiệp Phước, Cà Mau, Dung Quất - Quảng Ngãi, Vũng Áng - Hà Tĩnh, Nghi Sơn - Thanh Hóa...
Sự đầu tư đồng bộ này đã làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia, cơ bản đáp ứng yêu cầu về năng lượng, phân bón của cả nước.
Các dự án như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau… vẫn đang hoạt động hết sức hiệu quả, đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và từng vùng, địa phương nơi có dự án vận hành. Những dự án công trình mang tầm cỡ khu vực là minh chứng rõ nét cho trình độ, năng lực của cán bộ, kỹ sư dầu khí Việt Nam, là tiền đề quan trọng để Petrovietnam đẩy mạnh việc xuất khẩu dịch vụ dầu khí ra nước ngoài.
Trên phương diện tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam rất hiệu quả. Petrovietnam là doanh nghiệp Nhà nước đóng góp lớn nhất cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Với quy mô tài sản hợp nhất của Petrovietnam tại thời điểm ngày 31/12/2023 là hơn 1 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 43 tỷ USD, vốn chủ sở hữu cùng thời điểm là 532.000 tỷ đồng, tương đương 22,6 tỷ USD.
Từ năm 1986-2023, tổng doanh thu của toàn Petrovietnam đạt trên 524 tỷ USD, tương đương với 10-13% GDP đất nước; nộp ngân sách toàn Petrovietnam trên 129 tỷ USD, giai đoạn từ 2010 trở về trước đóng góp 25-30% tổng thu ngân sách cả nước, giai đoạn 2011-2015 đóng góp 20-25%, giai đoạn 2016 đến nay do sự phát triển của các ngành kinh tế khác của đất nước, Petrovietnam luôn đóng góp 9-10% tổng thu ngân sách cả nước.
Petrovietnam cho biết luôn ý thức kết quả hoạt động của tập đoàn có ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tại Petrovietnam, trong công tác quản trị, điều hành, quan điểm, tinh thần này luôn được Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh là không thể đi lùi, buộc phải đi ngang hoặc đi lên.
“So với các tập đoàn, công ty dầu khí quốc gia trong khu vực, Petrovietnam vẫn ở quy mô nhỏ, hiện vẫn còn dư địa, tiềm năng phát triển; vì vậy, đòi hỏi Petrovietnam cần chuyển dịch mô hình kinh doanh mạnh mẽ, đột phá hơn nữa để tiệm cận, bắt kịp các doanh nghiệp này, đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới”, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Chặng đường sắp tới, trước những kỳ vọng lớn lao được Đảng, Nhà nước đặt ra đối với sự phát triển của tập đoàn, và trước vận hội mới, thời cơ mới Petrovietnam cho biết đang hướng tới và quyết tâm xây dựng, phát triển tập đoàn trở thành tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia hàng đầu đất nước, có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; giữ vai trò nòng cốt, chủ lực, đầu tàu, có tiềm lực mạnh về tài chính và trình độ khoa học tiên tiến; có sức cạnh tranh cao, thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu đó, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cho biết tập đoàn đã xây dựng Chương trình Kế hoạch hành động của Đảng ủy tập đoàn thực hiện Kết luận số 76-KL/TW.
Ông Lê Mạnh Hùng cũng khẳng định, các văn bản, chủ trương, định hướng chiến lược phát triển, đồng thời với hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan tạo điều kiện cho Petrovietnam phát triển chính là cơ hội, điểm tựa để Petrovietnam vượt qua những khó khăn, để tự tin thực hiện mục tiêu phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trở thành Tập đoàn Công nghiệp - năng lượng quốc gia có năng lực cạnh tranh khu vực và quốc tế.
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.