'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cụ thể, sân bay Đại Hưng của Trung Quốc được hoàn tất giai đoạn 1 vào tháng 9/2019 có tổng mức đầu tư khoảng 11,7 tỷ USD cho năng suất 72 triệu HK/năm, tức suất đầu tư 163 triệu USD cho năng suất 1 triệu HK/năm.
Theo kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc, sau khi hoàn tất toàn bộ 7 đường cất hạ cánh, Đại Hưng sẽ trở thành sân bay quốc tế bận rộn nhất thế giới với năng suất 200 triệu HK/năm, vượt xa sân bay lớn nhất thế giới hiện nay có năng suất 107 triệu HK/năm là Hartsfield-Jackson Atlanta của Hoa Kỳ.
Còn với sân bay Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ được hoàn tất giai đoạn 1 vào tháng 10/2018 có tổng mức đầu tư khoảng 12 tỷ USD cho năng suất 90 triệu HK/năm, tức suất đầu tư 149 triệu USD cho năng suất 1 triệu HK/năm.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng có tham vọng là sân bay Istanbul sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn vào năm 2028 sẽ trở thành một trong những sân bay trung chuyển lớn nhất thế giới với năng suất 200 triệu HK/năm.
Sân bay Long Thành có dự toán giai đoạn 1 là 4,8 tỷ USD cho năng suất 25 triệu HK/năm, tức suất đầu tư 192 triệu USD cho năng suất 1 triệu HK/năm. Sân bay Long Thành có dự toán rất mơ hồ cho cả 3 giai đoạn là 16 tỷ USD cho năng suất 100 triệu HK/năm, tức suất đầu tư 160 triệu USD cho cho năng suất 1 triệu HK/năm.
Suất đầu tư cho giai đoạn đầu luôn luôn lớn hơn suất đầu tư cho tất cả các giai đoạn của một sân bay, vì thế lãnh đạo ACV không thể lấy suất đầu tư cho giai đoạn đầu của sân bay Đại Hưng và sân bay Istanbul để so sánh với suất đầu tư cho tất cả 3 giai đoạn của sân bay Long Thành.
Việc so sánh hợp lý là giữa suất đầu tư cho giai đoạn đầu của Long Thành là 192 triệu USD với suất đầu tư cho giai đoạn đầu của Đại Hưng là 163 triệu USD và với suất đầu tư cho giai đoạn đầu của stanbul là 149 triệu USD cho năng suất 1 triệu HK/năm.
Như thế suất đầu tư cho Long Thành đắt hơn Đại Hưng 18% và đắt hơn Istanbul 29%. Nhưng tại sao lại chọn hai sân bay có tham vọng trở thành sân bay lớn nhất thế giới với năng suất 200 triệu HK/năm để so sánh?
"Vậy so sánh với sân bay tương tự nào trên thế giới để đánh giá sân bay Long Thành có lãng phí không? Đó phải là sân bay có tổng năng suất tương tự là 80 – 100 triệu HK/năm" ông Tống đặt câu hỏi.
Ông Tống cũng cho hay, chẳng hạn có thể so sánh với sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok có mức tổng đầu tư 5 tỷ USD năm 2006 với tổng năng suất 100 triệu HK/năm, bình quân 50 triệu USD cho năng suất 1 triệu HK/năm.
Tổng mức đầu tư cho sân bay Long Thành với năng suất 100 triệu HK/năm là 16,03 tỷ USD, bình quân 160 triệu USD cho năng suất 1 triệu HK/năm, đắt gấp 3,2 lần so với sân bay Suvarnabhumi.
Nếu phải so sánh với sân bay thiết kế mới thì sân bay Western Sydney của Úc hoàn toàn thích hợp để so sánh. Sân bay Western Sydney được khởi công vào tháng 9/2018 để hỗ trợ cho sân bay Kingsford Smith Sydney tương tự dự án xây dựng sân bay Long Thành với năng suất 80 – 100 triệu HK/năm để hỗ trợ cho sân bay Tân Sơn Nhất đang bị quá tải.
Sân bay Western Sydney của Úc có năng suất 82 triệu HK/năm được đầu tư 3,8 tỷ USD (5,3 tỷ AUD) trong 10 năm tới cho giai đoạn 1 với năng suất 40 triệu HK/năm, bình quân 95 triệu USD cho năng suất 1 triệu HK/năm.
Mức đầu tư cho giai đoạn 1 của sân bay Long Thành với năng suất 25 triệu HK/năm là 4,8 tỷ USD, bình quân 192 triệu USD cho năng suất 1 triệu HK/năm, đắt gấp 2 lần so với sân bay Western Sydney.
Tóm lại nếu cần đầu tư xây dựng sân bay Long Thành thì tổng vốn đầu tư phải giảm xuống để tương đương với suất đầu tư của sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok và sân bay Western Sydney ở Úc, chứ không nên quá lãng phí như trong Dự án hiện đang trình Quốc hội.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.