Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Mở rộng Tân Sơn Nhất sẽ "ngốn" 9,1 tỷ USD?
Ông Nguyễn Thiện Tống dẫn chứng, trong Báo cáo đầu tư dự án xây dựng sân bay Long Thành, Bộ GTVT cho rằng, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất để tăng năng suất lên mức 40 - 50 triệu khách/năm là không khả thi vì tốn kém 9,1 tỷ USD.
"Một trong các lý do quan trọng nhất mà những người chủ trương xây dựng sân bay Long Thành đưa ra là sân bay Tân Sơn Nhất sẽ bị quá tải, vượt năng suất thiết kế 25 triệu khách/năm vào năm 2020 và việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất tốn kém hơn việc xây dựng sân bay Long Thành", ông Tống nói.
Ông Tống cũng dẫn chứng, tại Báo cáo giải trình bổ sung về Báo cáo đầu tư Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (10/2014) có đoạn: “Theo tính toán, để nâng được công suất Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lên 40 – 50 triệu khách/năm thì chỉ có phương án duy nhất là xây dựng thêm 1 nhà ga hành khách công suất 15 – 25 triệu khách/năm, 1 đường cất hạ cánh dài 4.000 m x rộng 60 m cách tim đường cất hạ cánh 25R/07L hiện hữu tối thiểu là 1.035 m về phía Bắc, cùng các công trình phụ trợ và hệ hống đường lăn kết nối. Tổng chi phí theo phương án này ước tính khoảng 9,15 tỷ USD và phải giải tỏa, di dời khoảng 140.000 hộ dân (khoảng 500.000 nhân khẩu)”.
Trong Tóm tắt Báo cáo đầu tư Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (6/2013) có phần cải tạo mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất gồm 2 giai đoạn mà giai đoạn 1 cần đền bù giải tỏa thêm 641 ha và giai đọan 2 cần thêm 4.200 ha nữa để sân bay Tân Sơn Nhất có diện tích 5.000 ha (như Long Thành) với chi phí đền bù giải tỏa lên đến 323,4 nghìn tỷ đồng, khoảng 16,17 tỷ USD).
So sánh mức đầu tư giữa các sân bay tại Tóm tắt Báo cáo đầu tư Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tháng 3/2015)
Còn đối với sân bay Biên Hòa hỗ trợ cho sân bay Tân Sơn Nhất là không khả thi và tốn kém 7,5 tỷ USD. Báo cáo giải trình bổ sung về Báo cáo đầu tư Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (10/2014) có đoạn: “Sân bay quân sự Biên Hòa bị bao bọc bởi khu dân cư và hiện là khu vực nhiễm chất độc dioxin cao nhất Việt Nam. Chi phí, thời gian tẩy độc và GPMB rất lớn làm tăng cao chi phí đầu tư của Dự án. Trong trường hợp cải tạo, nâng cấp sân bay quân sự Biên Hòa cho hoạt động dân dụng với công suất 25 triệu khách/năm, ước tính chi phí lên đến 7,5 tỷ USD và phải giải tỏa 6.000 hộ dân”...
Trong Tóm tắt Báo cáo đầu tư Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (6/2013) có phần cải tạo mở rộng sân bay Biên Hòa gồm 2 giai đoạn mà giai đoạn 1 việc đền bù giải tỏa thêm 605 ha ảnh hưởng đến 6.000 cư dân với chi phí 13.310 tỷ đồng (634 triệu USD) và giai đoạn 2 việc đền bù giải tỏa để sân bay Biên Hòa có diện tích 5.000 ha (như Long Thành) sẽ ảnh hưởng đến 133.000 dân cư với chi phí 93.310 tỷ đồng (4,665 tỷ USD). (trang 20, 21 và 23)
Như vậy, trong kết luận tóm tắt Báo cáo đầu tư Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là: “Qua so sánh, có thể thấy phương án tối ưu là Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành”
"Tuy nhiên, tôi cho rằng cách tính toán chi phí nêu trên cho hai phương án ở mở rộng/cải tạo Tân Sơn Nhất và Biên Hòa là không khách quan, không hợp lý và không trung thực", ông Tống nói.
Báo cáo Dự án sân bay Long Thành có đáng tin cậy?
Trao đổi với VietnamFinance, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống tiếp tục phản biện, "Tại các Tóm tắt Báo cáo đầu tư Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành từ năm 2013 đến 2015, một trong các lý do quan trọng nhất mà những người chủ trương xây dựng sân bay Long Thành đưa ra là sân bay Tân Sơn Nhất sẽ bị quá tải, vượt năng suất thiết kế 25 triệu khách/năm vào năm 2020 và việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất tốn kém hơn việc xây dựng sân bay Long Thành. Tuy nhiên từ năm 2017 đến 2018 các phương án mở rộng để tăng năng suất sân bay Tân Sơn Nhất được nghiên cứu lại".
Tư vấn Pháp đề xuất xây dựng nhà ga hành khách lớn T3 trên 10ha đất Dự án nhà ga hàng không lưỡng dụng và khu đất 16ha bên cạnh để Tân Sơn Nhất đón 25 triệu lượt khách, phương án này đã được Thủ tướng Chính phủ phên duyệt
"Ngày 1/10/2018, chính Bộ GTVT đã công bố quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030".
"Theo đó, tổng diện tích đất sân bay Tân Sơn Nhất khi được điều chỉnh quy hoạch là 791 ha, trong đó bổ sung hơn 171 ha phía Bắc. Cùng với xây mới nhà ga T3, việc cải tạo 2 nhà ga hiện hữu giúp nâng khả năng phục vụ của sân bay lên khoảng 50 triệu lượt khách mỗi năm. Chi phí đầu tư để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên năng suất 50 triệu khách/năm là 25.000 tỷ đồng (1,08 tỷ USD)".
"Khi so sánh chi phí 1,08 tỷ USD ở trên với 9,15 tỷ để nâng năng suất sân bay Tân Sơn Nhất lên mức 50 triệu khách/năm trong Báo cáo đầu tư dự án xây dựng sân bay Long Thành thì càng thấy Báo cáo Dự án xây dựng sân bay Long Thành không đáng tin cậy", ông Tống khẳng định.
Ông Tống cũng cho rằng, "bây giờ nếu làm một bảng tổng hợp so sánh các phương án phát triển cảng hàng không để có thêm năng suất 25 triệu khách/năm thì sân bay Long Thành tốn 4,81 tỷ USD, sân bay Tân Sơn Nhất tốn 1,08 tỷ USD. Không cần phải so sánh thêm với phương án sân bay Biên Hòa, có thể thấy rõ phương án mở rộng để tăng năng suất sân bay Tân Sơn Nhất ít tốn kém hơn rất nhiều và nhanh chóng hơn là xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành".
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.