Xây dựng nhà ga T3, Tân Sơn Nhất: ‘Khó giao thẳng đất quốc phòng cho ACV’?

Đinh Tịnh - 20/03/2019 23:41 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi với VietnamFinance, TS Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia hàng không cho biết: “Thủ tướng còn chưa chỉ định nhà đầu tư nào thực hiện dự án xây dựng nhà ga T3 tại sân bay Tân Sơn Nhất. Vậy liệu việc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vội vã công bố Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là nhà đầu tư có trái luật. Mặt khác, việc giao đất từ Bộ Quốc Phòng cho ACV để xây nhà ga này cũng không dễ dàng như Bộ GTVT hình dung”.

VNF
Đến thời điểm hiện tại, cảng hàng không Tân Sơn Nhất đã quá tải

Dễ vi phạm Luật đầu tư và Luật đấu thầu

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương dựa trên đề xuất quy hoạch của công ty tư vấn Pháp ADP-I. Theo đó, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có thêm nhà ga, đường lăn, đường giao thông kết nối với thành phố ở phía Nam khu bay hiện hữu.

Trong buổi tọa đàm trực tuyến của báo Giao thông chiều ngày 19/3 với chủ đề “Cách nào đẩy nhanh tiến độ mở rộng Tân Sơn Nhất?”, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết một nhà ga hành khách T3 sẽ được xây dựng ở phía Nam với diện tích sàn 100.000 – 120.000m2 trên diện tích đất quốc phòng 16,37 ha. Nhà ga này có thể phục vụ 20 triệu hành khách mỗi năm, tổng vốn khái toán của nhà ga và một số hạng mục công trình khác khoảng 18.000 tỷ đồng..

Ở phần đất phía Bắc nơi có sân golf sẽ được để xây dựng các công trình phụ trợ như nhà ga hàng hóa, sửa chữa máy bay, logistics, chế biến suất ăn từ năm 2025 trở đi.

“Việc mở rộng sân bay sẽ sử dụng quỹ đất quốc phòng. Hiện nay, Tân Sơn Nhất đã quá tải nên việc mở rộng sân bay là cấp thiết”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nói.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Đình Thọ không giải thích tại sao nhà ga hành khách T3 với công suất lên tới 20 triệu khách/năm lại bị “nén” vào khu đất chỉ rộng 16,37 ha, mà không phải khoảng 26 ha như tư vấn Pháp ADP-I đề xuất quy hoạch và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương?

Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng cho biết, nguồn tiền sử dụng sẽ từ vốn ACV với tư cách nhà đầu tư và gọi thêm các nhà đầu tư khác.

Với sự hiện diện và tham gia ý kiến tích cực của ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn IPP Liên Thái Bình Dương tại cuộc tọa đàm nói trên, không khó hình dung rằng IPP đã được Bộ GTVT “nhắm tới” để cùng ACV thực hiện dự án nhà ga hành khách T3 tại Tân Sơn Nhất.

Nên nhớ, IPP cũng là đối tác của ACV trong dự án nhà ga hành khách quốc tế tại sân bay Cam Ranh và là nhà đầu tư lớn nhất của nhà ga này.

Ảnh: Chủ tịch Tập đoàn IPP Jonathan Hạnh Nguyễn là nhà đầu tư tư nhân duy nhất bất ngờ có mặt tại buổi tọa đàm trực tuyến của báo Giao thông chiều ngày 19/3

Tuy nhiên, Luật sư Nguyễn Doãn Hùng, Giám đốc Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cho biết: Nếu đúng như Thứ trưởng Bộ GTVT nói thì đây là vi phạm nghiêm trọng Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu. Trong các dự án đầu tư được xã hội hóa, nếu nhiểu nhà đầu tư cùng quan tâm tham gia một dự án, cần thiết phải tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, có ít nhất 5 nhà đầu tư quan tâm đến dự án này, IPP của “vua hàng hiệu” Jonathan Hạnh Nguyễn không phải nhà đầu tư tư nhân duy nhất.

“Lẽ ra, Bộ GTVT cần định ra các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, với mục đích là chọn nhà đầu tư nào có thể thực hiện công trình nhanh nhất, sớm đưa công trình vào sử dụng, đảm bảo chất lượng, cam kết giá dịch vụ hợp lý nhất cho khách hàng, khuyến khích “xã hội hoá” theo chủ trương của Chính phủ về mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, không để “con đẻ” ACV tham gia (trừ khi không có nhà đầu tư tư nhân nào đăng ký tham gia). Nên để ACV dồn sức thực hiện thành công dự án sân bay Long Thành”, ông Hùng nói.

Việc bàn giao 16, 37 ha đất cho ACV không dễ?

Chia sẻ với VietnamFinance, TS Nguyễn Thiện Tống cho biết thêm: Ngay cả khi ACV được Bộ GTVT ưu ái giao dự án xây dựng nhà ga T3 tại Tân Sơn Nhất thì việc bàn giao khu đất 16,37 ha này từ Bộ Quốc phòng sang ACV cũng không dễ.

“Trên khu đất này có các đơn vị quân đội đóng quân, chưa thể di dời ngay cho dù Bộ Quốc phòng đã có chủ trương bàn giao đất để xây dựng nhà ga hành khách T3. Ngoài ra, việc giao đất cũng vướng luật, bởi hiện nay ACV đã là công ty cổ phần có vốn tư nhân và nước ngoài (không phải doanh nghiệp nhà nước), nên không thể giao đất thẳng cho ACV, mà phải theo các quy định chặt chẽ của pháp luật”.

“Theo Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, khu 16,37 ha đất quốc phòng ở vị trí dự kiến xây nhà ga hành khách T3 đầu tiên phải được Bộ Quốc phòng bàn giao cho UBND TP HCM. ACV đã là công ty cổ phần, có vốn tư nhân và nước ngoài nên UBND TP. HCM buộc phải đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư. Chắc gì ACV đã “trúng” khi hàng loạt nhà đầu tư cùng nhảy vào? Do đó, việc giao đất cho ACV là không hề đơn giản”, ông Tống phân tích.

Ảnh: TS Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia hàng không

Đồng tình với quan điểm trên, Luật sư Nguyễn Doãn Hùng cho biết: Mục 4 Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ghi rõ: “Đất do các đơn vị vũ trang nhân dân đang quản lý, sử dụng nhưng không thuộc quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đã được phê duyệt thì phải bàn giao về địa phương quản lý…”.

“Như vậy, rõ ràng ở đây phần đất quốc phòng tại Tân Sơn Nhất sẽ phải chuyển về UBND Tp. HCM. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào, theo cách nào để UBND TP HCM ra quyết định giao thẳng khu đất này cho ACV xây nhà ga hành khách T3, trong khi ACV là công ty cổ phần có vốn đầu tư tư nhân và nước ngoài?”

“Rõ ràng, việc UBND TP HCM giao thẳng khu đất và dự án này cho ACV mà không thông qua thủ tục đấu thầu minh bạch (nếu xảy ra), là không phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về đất đai”, ông Hùng nói. 

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, tại TP HCM trong những năm gần đây đã xảy ra không ít vụ vi phạm luật pháp đất đai với những hậu quả rất nghiêm trọng. Đã có không ít lãnh đạo TP HCM vướng lao lý liên quan đến đất đai tại địa phương này trong quá khứ.

Liệu chính quyền TP HCM có dũng cảm giao thẳng khu đất này cho ACV để xây nhà ga hành khách T3 thiếu cơ sở pháp lý vững chắc hay không? Điều này cần câu trả lời có trách nhiệm từ các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ vấn đề này.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Liên tục kêu gọi sinh đẻ nhiều, Elon Musk ‘làm gương’ khi chào đón đứa con thứ 12

Liên tục kêu gọi sinh đẻ nhiều, Elon Musk ‘làm gương’ khi chào đón đứa con thứ 12

(VNF) - Tỷ phú Elon Musk vừa chào đón thêm một người con gia nhập “đại gia đình” của mình, cũng là người con thứ 3 mà ông và cấp dưới Shivon Zilis (giám đốc Neuralink) có với nhau.

Thêm khu công nghiệp 3.100 tỷ, 1 huyện ở Hưng Yên có 12 KCN và 14 CCN

Thêm khu công nghiệp 3.100 tỷ, 1 huyện ở Hưng Yên có 12 KCN và 14 CCN

(VNF) - Dự án Khu công nghiệp (KCN) Thổ Hoàng tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký quyết định chấp thuận đầu tư.

Tháng thứ 3 liên tiếp, lạm phát tăng trên 4%

Tháng thứ 3 liên tiếp, lạm phát tăng trên 4%

(VNF) - Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3% so với cùng kỳ (mức tăng GDP trong quý I/2024 đạt 5,7%).

'Cuộc đại tu' của SK Group: Bán vốn, thu hồi 18.320 tỷ đầu tư tại Việt Nam

'Cuộc đại tu' của SK Group: Bán vốn, thu hồi 18.320 tỷ đầu tư tại Việt Nam

(VNF) - Thực hiện “cuộc đại tu” toàn diện 200 công ty liên kết và danh mục đầu tư, SK Group sẽ thoái vốn tại Masan và Vingroup để thu hồi lại 18.320 tỷ đồng tiền đầu tư ban đầu.

Chính phủ đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7

Chính phủ đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7

(VNF) - Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6% áp dụng từ ngày 1/7/2024 và quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 1/1/2025).

Cận cảnh Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên, nơi cả loạt 
lãnh đạo chủ chốt vừa rời ghế

Cận cảnh Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên, nơi cả loạt lãnh đạo chủ chốt vừa rời ghế

(VNF) - Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH) được mệnh danh là "ông lớn" trong lĩnh vực bệnh viện. Tuy nhiên, mới đây, loạt lãnh đạo chủ chốt đồng loạt xin từ nhiệm ngay trước thềm ĐHCĐ.

Đằng sau sự phục hồi của nền kinh tế

Đằng sau sự phục hồi của nền kinh tế

(VNF) - Dù số liệu thống kê ghi nhận khá nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên bức tranh kinh tế Việt Nam không hoàn toàn màu hồng.

'Cơn sốt' AI thổi giá cổ phiếu công nghệ: Nỗi lo bong bóng

'Cơn sốt' AI thổi giá cổ phiếu công nghệ: Nỗi lo bong bóng

(VNF) - Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) đã đưa cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam chinh phục những đỉnh cao mới. Tuy nhiên, đà tăng bằng lần không chỉ tạo ra sự hưng phấn cho các nhà đầu tư mà còn dấy lên lo ngại về khả năng hình thành bong bóng giá.

Thủ tướng Phạm Minh Chính công du Trung Quốc lần thứ 3 trong 1 năm

Thủ tướng Phạm Minh Chính công du Trung Quốc lần thứ 3 trong 1 năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Trung Quốc vào tuần tới. Đây sẽ là chuyến đi Trung Quốc thứ ba của Thủ tướng trong vòng một năm qua.


Bán vàng miếng trên app ngân hàng

Bán vàng miếng trên app ngân hàng

(VNF) - Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, ngân hàng sẽ bán vàng cho người dân trên app Vietcombank trong thời gian tới.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.