Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thưa ông, làm thế nào để giải bài toán ùn tắc tổng thể cho sân bay Tân Sơn Nhất (TSN)?
Ùn tắc sân bay hiện có 2 phần: trong sân bay và ngoài sân bay. Cụ thể đối với TSN, đầu tiên phải mở rộng giao thông hai mặt Bắc và Nam của sân bay để tăng tính kết nối, giảm ách tắc. Sau đó, tiến hành mở rộng nhà ga hành khách phải đạt tiêu chuẩn quốc tế, vì Tp. HCM là cửa ngõ lớn, là thành phố biểu tượng của Việt Nam.
Hiện tại, theo đề xuất tư vấn Pháp có 2 hướng và Chính phủ đang nghiêng về hướng xây dựng nhà ga lớn tại phía Nam có diện tích nhà ga 200.000 m2, phục vụ 20 triệu hành khách /Năm.
Hiện công suất sân bay TSN đã vượt quá ngưỡng cho phép, tình trạng quá tải thường xuyên ùn tắc ngay cả trong ngày thường. Theo ông, việc chậm chễ triển khai mở rộng sân bay ảnh hưởng như thế nào?
Theo dự kiến, năm 2023 sẽ có sân bay Long Thành. Tuy nhiên, dù có hay không có Long Thành thì sân bay Tân Sơn Nhất vẫn phải phát triển với công suất thiết kế tối đa có thể là 50-60 triệu hành khách /Năm, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của TP. HCM nói riêng, các tỉnh thành phía Nam.
Vì thế, việc xây dựng thêm ga hành khách là điều vô cùng cần thiết, mà cần thiết từ nhiều năm rồi, không phải đến bây giờ. Tôi xin nói về việc xây dựng ga hành khách hiện nay đâu có gì ghê gớm đâu mà ACV nói rằng cần đến 4 năm. Hãy thử tưởng tượng trong 4 năm nữa sân bay TSN sẽ ùn tắc khủng khiếp đến mức nào.
Theo tôi, xây nhà ga hành khách hiện không quá khó, thực chất cũng giống như xây dựng các tòa nhà, rất nhanh chóng và dễ làm. Một nhà đầu tư tư nhân xây cả sân bay quốc tế Vân Đồn nhanh vậy. Thế nhưng, ACV lại mất tới 4 năm mới xây được một cái nhà ga hành khách.
Tại sao Bộ GTVT, ACV nhiều năm qua không làm được để sân bay Tân Sơn Nhất bị quá tải trầm trọng như vậy? Trong khi đó, một đơn vị như Cty Hàng không lưỡng dụng (HKLD) Ngôi Sao Việt đã đưa ra được ý tưởng, đề xuất phương quy hoạch, thiết kế nhà ga lưỡng dụng (T3) có tính chuyên nghiệp rất cao thì lạichưa cho làm!
Tôi nói thẳng, ý tưởng, phương án quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên công suất 50 triệu khách/năm là của chính đơn vị này đấy, chứ chẳng phải của tư vấn này, tư vấn nọ đâu! Còn TP HCM thì muốn mở rộng nhiều hơn nữa, lên 60-70 triệu khách/năm, nhưng Thủ tướng đã chốt 50 triệu khách/năm rồi thì TP HCM chấp hành.
Ảnh: TS Nguyễn Thiện Tống
Theo ông, tại sao Bộ GTVT và ACV lại kéo dài thời gian triển khai mở rộng sân bay TSN dù nhiều lần Thủ tướng Chính phủ đã nhắc nhở?
Việc ACV kéo dài thời gian làm nhà ga T3, theo tôi, là có nguyên nhân. Họ lấn cấn, không muốn đầu tư vào sân bay Tân Sơn Nhất vì sợ bị giam vốn. Họ muốn đầu tư vào Long Thành. Nhưng làm sao họ có đủ tiềm lực để đầu tư vào Long Thành được. Cho nên ACV đang sai lầm hết sức.
Nếu để Tân Sơn Nhất hoạt động được với công suất tối đa, chúng ta phải mở rộng, xây thêm nhà ga trên diện tích 200.000 m2. Còn việc mở rộng ít hơn chỉ phát huy được hiệu quả ngắn hạn.
Việc ACV đề xuất mở rộng sân bay chỉ trên khu đất 16 ha, tức là diện tích nhà ga chỉ 100.000 m2 (giảm một nửa so với thiết kế của Bộ GTVT và Tư vấn ADPi của Pháp) là quá thiếu khả thi.
Theo ông, thay vì chờ ACV, có nên để tư nhân tham gia đầu tư vào sân bay Tân Sơn Nhất không?
Tại sao chúng ta cứ phải chờ ACV bỏ tiền ra đầu tư mà không kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân? Tôi nhớ cách đây 9 năm, Công ty HKLD Ngôi Sao Việt đã từng đề xuất ý tưởng và đưa ra phương án xây dựng nhà ga HKLD tại Tân Sơn Nhất. Công ty này có liên danh với quân đội. ACV trước đây có đoái hoài gì đến việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đâu mà phải giao cho họ làm? Họ chỉ chăm chăm xây sân bay Long Thành thôi, thì để họ tập trung làm cho tốt dự án đó.
Theo tôi, trước mắt nên xây ngay nhà ga với công suất 10 triệu khách/Năm ở phía Nam sân bay. Vietstar đã đã thuê tư vấn làm xong quy hoạch, thiết kế chi tiết và đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định xong rồi. Họ có thể làm rất nhanh, 18 tháng là cùng.
Họ đã được giao một khu đất 10ha ở đúng chỗ tư vấn Pháp đề xuất xây nhà ga T3, giải phóng mặt bằng xong rồi. Tôi đã nhiều lần qua đó khảo sát, thấy họ có đủ các điều kiện, tiềm lực để làm ngay và đưa nhà ga lưỡng dụng T3 vào khai thác sau chừng 1,5 năm, nhanh hơn ACV nhiều và chắc chắc cũng rẻ hơn ACV nhiều.
Giai đoạn 2, nếu được giao thêm đất, họ có thể dễ dàng mở rộng nhà ga lưỡng dụng bằng cách kéo dài về phía Đông cho thêm 10-15 triệu hành khách/năm. Đừng tự giới hạn ở con số 50 triệu khách/năm, vì năm ngoái sân bay Tân Sơn Nhất đã đạt 40 triệu khách rồi, mà sân bay Long Thành tận 2025 mới có để khai thác (mà còn chưa chắc đâu nhé!).
Cần đưa những phần đóng góp của tư nhân vào việc xây dựng hạ tầng hàng không, không thể trông chờ vào mỗi ACV. Quan điểm của tôi là trước mắt để Công ty Ngôi Sao Việt làm nhà ga hành khách trên khu đất 10ha đã giao cho họ ở phía Tây Nam sân bay, nhanh chóng đối phó với việc gia tăng hành khách. Đồng thời, thu hồi sân golf làm thêm ga hành khách phía Bắc. Nhóm chuyên gia TP HCM chúng tôi vẫn thiết tha mở rộng sân bay ở chỗ sân golf.
Xin cảm ơn ông!
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.