Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Liên quan đến vấn đề này, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với Đại tá - Anh hùng phi công Từ Đễ, người đã từng nhiều năm đóng quân và quản lý sân bay Tân Sơn Nhất
Thưa ông, hiện bằng quyết định Quyết định 1942/QĐ-BGTVT do Thứ trưởng Lê Đình Thọ ký ban hành ngày 31/8/2018 đề xuất giao 16ha đất cho Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) mà không đề cập đến xây dựng nhà ga Lưỡng dụng tại Tân Sơn Nhất, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Tôi là người điều hành trong lĩnh vực hàng không lâu năm, đặc biệt trong vấn đề quản lý nhà nước thì quan điểm của tôi là Nhà nước hiện đang thiếu 2 vấn đề đó là kinh phí và tiến độ thực hiện dự án mở rộng nhà ga T3, Tân Sơn Nhất.
Mặt khác, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ, ngành đang ưu tiên thu hút đầu tư tư nhân, tiết kiệm nguồn lực nhà nước, tại sao Bộ GTVT chỉ là cơ quan quản lý, trọng tài lại can thiệp sâu vào các hợp đồng kinh tế. Tôi cho rằng điều đó không hợp lý đặc biệt trong bối cảnh ACV đã chuyển về Uỷ ban quản lý vốn nhà nước.
Thưa ông, tại sao lại cần thiết xây dựng nhà ga Lưỡng dụng tại Tân Sơn Nhất?
Việc xây dựng nhà ga lưỡng dụng để dùng chung giữa quốc phòng và dân dụng tại Tân Sơn Nhất là rất cần thiết vì đây là nhà ga do quân đội quản lý, sẽ có sảnh riêng dành cho các lễ đón tiếp quan trọng tầm quốc gia, nguyên thủ các nước và các quan khách quan trọng đến Sài Gòn, tính an ninh, an toàn rất cao. Ngoài ra, Nhà ga này vẫn dùng chung cho cả dân dụng. Đủ đáp ứng trước mắt cho 10 triệu hành khách.
Về phía Bộ Quốc phòng, hiện cũng đã đồng ý “giải phóng” vùng trời cho ngành hàng không dân dụng phát triển. Nhưng vẫn yêu cầu giữ một phần quân đội ở khu vực sân bay, mục đích bảo vệ sân bay cũng như vùng trời TP.HCM, vùng trời phía Nam và xử lý các tình huống cấp bách. Vì vậy, quy hoạch nào ở sân bay Tân Sơn Nhất đều phải tính đến yếu tố sân bay dùng chung, tức kết hợp kinh tế, quốc phòng…
Trong Quyết định 1942/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT đã xác định: TSN là sân bay hỗn hợp, dùng chung cả dân dụng và quân sự. Máy bay của các đơn vị Không quân, các đơn vị của quân đội vẫn thường xuyên đi, đến hoạt động tại sân bay Tân Sơn nhất và thực hiện các nhiệm vụ bay quân sự khác, đặc biệt là nhiệm vụ bay Chuyên cơ quân sự, do đó tất yếu rất cần một nhà ga HKLD (sử dụng cho cả hàng không dân dụng và quân sự).
Ảnh: Chân dung Đại tá - Anh hùng Từ Đễ
Tôi nói chuyện này để anh thấy tôi lo xa này, tôi ngồi với bộ trưởng Bộ GTVT và nói rằng: Bây giờ bên Mỹ luật lao động nó có quy định quản lý bay thế nào, quản lý phi công, dịch vụ mặt đất thế nào… không như ở Việt Nam, giờ bị đình công thì quản lý rao sao?
Ví dụ ngày xưa, phi công Vietname Airline thì bỏ lao động sang một số đơn vị tư nhân, hãng hàng không đã phải cầu cứu Bộ GTVT. Vì thế, an ninh hãng hàng không quốc gia phải đặt lên hàng đầu. Tức là những lĩnh vực cốt cán (như lĩnh vực Hàng không) cần có sỹ quan dự bị trong đó. Tôi nói ví dụ thế.
Ông đánh giá như thế nào khi Bộ GTVT hiện đang chậm trễ triển khai mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi, nếu đồng ý xây dựng nhà ga Lưỡng dụng trên diện tích 10ha đất phía Nam sẽ hoàn thành ngay trong năm 2020 đón 10 triệu lượt khách, giảm tải ngay cho Tân Sơn Nhất?
Tôi cũng không hiểu sao, khi phía Bộ GTVT lại có những quyết định khó hiểu vậy, nếu theo đề án của Bộ này đưa ra thì phải 4 năm nữa nhà ga T3 mới hoàn thành và đi vào sử dụng được, lúc này sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tắc khủng khiếp như thế nào.
Thứ 2 hiện tôi được biết, Cty Hàng không lưỡng dụng (HKLD) Ngôi Sao Việt đã đưa ra được ý tưởng, đề xuất phương án quy hoạch, thiết kế nhà ga lưỡng dụng (T3) có tính chuyên nghiệp rất cao, đã được Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan chức năng của Nhà nước thẩm định, đủ điều kiện làm thì lại chưa cho làm?
Trong khi đơn vị này đã đủ đất sạch, đủ tiền, thiết kế đúng theo phương án của Tư vấn độc lập ADPi Engineering của Pháp (sau đây viết tắt là ADPi) mà Chính phủ phê duyệt lại đang bị “tuýt còi”. Tôi thực sự không hiểu có lợi ích nhóm gì ở đây không.
Ảnh: Anh hùng Phạm Tuyên (bên trái) và Anh hùng Từ Đễ (bên phải) thân mật trong những lần gặp gỡ
Nếu Bộ GTVT vẫn “quyết” đề xuất lên Chính phủ để ACV xây dựng nhà ga T3, Tân Sơn Nhất, ông đánh giá như thế nào?
Tôi xin nhắc lại, Bộ GTVT hiện nay không quản lý doanh nghiệp nữa thì về cơ sở và trên cơ sở ông chỉ quản lý về mặt luật pháp và hành lang pháp lý, vẫn như hành lang văn bản và quản lý điều hành chứ không quản lý về kinh tế nữa câu chuyện là ông không thể nào đứng ra bênh cho doanh nghiệp trực thuộc bộ như ngày xưa nữa.
Tôi cũng xin nói lại, ngày xưa, khu đất 10 ha mà Vietstar đang đề xuất xây dựng Nhà ga Hàng không lưỡng dụng chính nằm trên nền Nhà ga quân sự cũ, từ thời chúng tôi chiến đấu. Đây là vị trí đã nghiên cứu từ thời Pháp và rất thích hợp xây dựng nhà ga. Với các quy hoạch phù hợp, hiện đại mà đã được ADPi thiế kế, Thủ tướng Chính phủ đồng thuận, tôi cho rằng Bộ GTVT không nên “cố đấm ăn xôi” mà đi ngược với chủ trương này.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.