PGS.TS Phạm Thế Anh: Chính sách tiền tệ đang 'múa tay trong bị'

Ái Châu Tử - 28/03/2022 09:59 (GMT+7)

(VNF) - Áp lực lạm phát ngày càng lớn nhưng chính sách tiền tệ gần như không giúp được gì. Điều tốt nhất Chính phủ có thể làm hiện nay là sớm hạ các loại thuế phí đồng thời duy trì ổn định lãi suất càng lâu càng tốt.

VNF
PGS.TS Phạm Thế Anh – Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân.

Lạm phát đang trở thành mối lo ngại lớn nhất đối với nền kinh tế trong năm 2022, khi Việt Nam “vừa ốm dậy” sau 2 năm bị tàn phá bởi dịch bệnh, nhu cầu đầu tư tái thiết rất lớn mà lại gặp phải những biến động không thể tiên liệu trong quan hệ quốc tế. Nhận diện thế nào về lạm phát và làm sao để ứng phó trong một năm cần thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ là vấn đề đang được thảo luận rộng rãi. Tạp chí Đầu tư Tài chính đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Thế Anh – Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân xung quanh chủ đề này:

- Từ một nguy cơ, lạm phát đã hiện hữu, ông nhận diện lạm phát năm nay như thế nào?

PGS.TS Phạm Thế Anh: Hiện nay, bối cảnh thế giới tương đối bất ổn, đặc biệt chiến sự Nga – Ukraine là điều nằm ngoài tiên liệu, tạo nên cú sốc đột ngột với kinh tế toàn cầu. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn, gần 200% GDP, nên chịu tác động rất lớn. Có thể thấy lạm phát của Việt Nam cũng giống như các nước trên thế giới, chủ yếu do sự gia tăng của giá nguyên vật liệu đầu vào (điển hình là xăng dầu) và tắc nghẽn chuỗi cung ứng (do các lệnh trừng phạt kinh tế giữa các nước lớn và bệnh dịch), tức nguyên nhân đến từ phía cung. Phía cầu cũng có tác động, song không lớn, do sức mua của người dân hiện còn yếu.

Doanh nghiệp hiện đang gặp bài toán khó: muốn tăng quy mô sản xuất nhưng lại thiếu vốn và hụt lao động, muốn đưa ra sản phẩm giá tốt để kích thích tiêu dùng nhưng lại gặp bão chi phí đầu vào. Để có lao động, doanh nghiệp phải tăng lương để thu hút, nhưng tăng lương lại làm tăng chi phí sản xuất, chi phí tăng thì giá bán tăng, tạo nên một vòng xoáy giá.

- Vậy làm sao để xử lý vấn đề lạm phát?

Chính sách tiền tệ bây giờ không giúp ích được gì đáng kể, vì hai nguyên nhân. Một là giá hàng hóa, nguyên vật liệu của Việt Nam liên thông với giá thế giới. Chính sách tiền tệ của Việt Nam làm sao giải quyết được tình trạng tăng giá của hàng hóa thế giới?! Hai là chính sách tiền tệ cũng không xử lý được tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng bị nghẽn do chiến tranh và bệnh dịch, do trừng phạt kinh tế hay do logistics đình trệ, tức những nguyên nhân nằm ngoài khả năng chi phối của Việt Nam.

Bây giờ là giai đoạn khởi động, hồi phục của nền kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp nhạy cảm như con tôm mới lột vỏ, rất cần môi trường thuận lợi để cứng cáp trở lại. Mọi quyết định gia tăng sản xuất, mở rộng đầu tư cũng đều nằm ở lúc này. Nếu phải thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất để chống lạm phát thì doanh nghiệp sẽ “dính đòn” rất đau khi vừa chịu chi phí sản xuất cao, vừa nặng gánh lãi suất, nhất là khi doanh nghiệp Việt đặc biệt phụ thuộc vốn vay ngân hàng.

Giai đoạn này có thể nói là rất khó cho chính sách tiền tệ, không khác gì “múa tay trong bị”. Chúng tôi cho rằng bây giờ, chính sách tốt nhất là cố gắng hạ thuế, phí để giảm chi phí sản xuất, đồng thời cố gắng giữ lãi suất ổn định càng lâu càng tốt, ít nhất là trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, Chính phủ cũng phải chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản xấu. Điều quan trọng là thông điệp Chính phủ truyền đi cho thị trường phải rất rõ ràng, đó là Chính phủ sẽ can thiệp ngay khi lạm phát trượt khỏi mục tiêu kiểm soát (4%), còn khi chưa trượt khỏi giới hạn này thì không vội vàng.

Việc kiểm soát cung tiền cũng là một nội dung Chính phủ cần thận trọng. Thời điểm này nếu bơm tiền quá mạnh, tăng trưởng cung tiền quá cao thì lạm phát sẽ nhân đôi, vừa lạm phát do chi phí đẩy, vừa lạm phát tiền tệ, rất nguy hiểm.

Hướng xử lý lạm phát đúng đắn hiện nay là dùng chính sách tài khóa và chính sách ngành. Ví dụ, xác định nguyên nhân lạm phát đến từ giá nguyên nhiên liệu, Chính phủ có thể cắt giảm thuế, phí để giảm bớt áp lực, nói hình ảnh thì không “rút củi đáy nồi” để giảm nhiệt được thì cũng phải “khuấy cho canh ngừng sôi”. Vừa qua, Chính phủ đã chốt phương án giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022, đó là cách làm chính xác để hạ nhiệt giá xăng dầu. Nói thêm về xăng dầu, chúng tôi cho rằng Chính phủ có thể cân nhắc cắt giảm thêm một số loại thuế phí khác như: thuế tiêu thụ đặc biệt hay VAT trong năm nay. Về việc này, ngân sách sẽ không bị thiệt hại nhiều, bởi giá xăng dầu hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường sản xuất, quy mô thu thuế tăng lên. Với các hàng hóa đầu vào khác cũng vậy, nếu Chính phủ có đủ nguồn lực tài khóa thì cũng có thể cân nhắc giảm các loại thuế, phí liên quan.

Các chính sách ngành thì cần tập trung vào việc tháo gỡ tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Việc lưu thông được hàng hóa sẽ giải quyết được tình trạng thiếu hụt cục bộ, cắt các đợt tăng giá trong ngắn hạn.

- Với các phân tích trên của ông, có thể thấy rằng thời kỳ lãi suất thấp không còn kéo dài được bao lâu?

Mặt bằng lãi suất năm nay phụ thuộc vào lạm phát. Chúng tôi kỳ vọng Chính phủ sẽ giữ được lãi suất thấp như hiện nay thêm ít nhất 3 tháng nữa, bởi 6 tháng đầu năm là thời gian rất quý báu để doanh nghiệp “lại sức” sau 2 năm ốm yếu vì dịch bệnh, nhất là với các ngành chịu thiệt hại nặng nề mà đang có cơ hội “phục sinh” như hàng không, du lịch…

Lãi suất thấp sẽ tốt cho doanh nghiệp, song cũng hơn một lần ông cảnh báo rằng mặt bằng lãi suất thấp sẽ dẫn tới nguy cơ tiền chảy vào kênh tài sản, gây nên tình trạng bong bóng giá. Và thực tế là từ năm ngoái tới năm nay, giá các loại tài sản đều tăng chóng mặt?

Lãi suất thấp trong điều kiện sản xuất kinh doanh đình trệ, cộng thêm áp lực lạm phát, tất yếu sẽ tạo nên tình trạng tăng giá của tài sản, thậm chí là bong bóng giá, bởi tiền không bao giờ ngủ. Ở đây, chúng ta phải chấp nhận rằng không có chính sách nào đạt được đồng thời các mục tiêu lớn, chỉ có thể tùy từng thời điểm mà cân nhắc ưu tiên cho mục tiêu nào, dựa trên những tính toán và chi phí và lợi ích của chính sách, mục tiêu đó.

Chúng tôi kiên trì quan điểm muốn huy động tiền vào sản xuất thì trước hết phải có môi trường kinh doanh tốt, không dùng biện pháp quá đáng về cách ly, truy vết, để người lao động có thể quay lại làm việc, chuyên gia nước ngoài nhập cảnh dễ dàng, du khách được đi lại thoải mái ở các điểm du lịch... Lĩnh vực sản xuất – kinh doanh có lợi suất tốt thì tiền sẽ tự động rút khỏi các kênh tài sản.

Để kiểm soát tình trạng bong bóng giá, về lâu dài Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát được tăng trưởng cung tiền một cách chặt chẽ, Chính phủ phải giảm thiểu được tình trạng thâm hụt ngân sách nặng nề kéo dài. Ngoài ra, các biện pháp liên quan đến thuế, phí và kiểm soát dòng tiền đầu cơ cũng có thể được nghiên cứu và áp dụng một cách phù hợp.

- Một số quan điểm cho rằng, năm nay, với việc siết tín dụng bất động sản và chương trình hỗ trợ phục hồi – phát triển kinh tế chủ yếu là các gói tài khóa, tăng trưởng tín dụng sẽ không cao như năm trước. Góc nhìn của ông về vấn đề này như thế nào?

Tín dụng phụ thuộc vào sự hồi phục của nền kinh tế, tức nhu cầu vay mượn của cộng đồng doanh nghiệp. Với bối cảnh hiện nay, nếu giá nguyên nhiên liệu cứ tăng, sản xuất hàng hóa gặp khó khăn, xuất khẩu chậm, cầu tiêu dùng yếu thì tăng trưởng tín dụng sẽ thấp. Nếu lãi suất tăng (tức lạm phát cao) thì tăng trưởng tín dụng sẽ còn thấp nữa. Chúng tôi nhìn nhận tín dụng năm nay khó lòng cao hơn năm trước. Song, điều quan trọng hơn cả là tín dụng phải vào khu vực sản xuất chứ không phải chảy vào kênh tài sản, dù trực tiếp hay đường vòng.

Chúng tôi khuyến nghị Chính phủ linh hoạt hơn, mạnh dạn hơn trong việc sử dụng chính sách tài khóa để hỗ trợ chi phí sản xuất cho doanh nghiệp; sử dụng các chính sách ngành để duy trì sản xuất và khơi thông chuỗi cung ứng, nhất là những mặt hàng thiết yếu vốn chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng tính CPI. Về tiền tệ, Chính phủ cần thận trọng, kiểm soát tăng trưởng cung tiền ở mức phù hợp, nên thấp hơn năm ngoái, hạn chế can thiệp hành chính vào lãi suất, để doanh nghiệp nhạy cảm hơn với thị trường, ra quyết định kinh tế chính xác hơn. Ngoài ra, đầu tư công là động lực quan trọng phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, kiểm soát bằng chế độ báo cáo thường xuyên để nắm bắt tiến độ và tháo gỡ vướng mắc…

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

(VNF) – Quý I/2024, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HoSE: HDC) đã lập kỷ lục về lợi nhuận, nhưng đó là kỷ lục lợi nhuận sau thuế thấp nhất lịch sử.

Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình nợ thuế 1.150 tỷ đồng

Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình nợ thuế 1.150 tỷ đồng

Tính đến ngày 31/3/2024 là Công ty cổ phần Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình (địa chỉ thôn Thanh Cù, Xã Nhuận Trạch, Huyện Lương Sơn) nợ trên 1.150 tỷ đồng. Đứng đầu trong các DN nợ thuế của tỉnh Hòa Bình

Bắc Giang: Đầu tư gần 3.900 tỷ làm công viên nghĩa trang rộng 150ha

Bắc Giang: Đầu tư gần 3.900 tỷ làm công viên nghĩa trang rộng 150ha

Nhà đầu tư dự án Khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng, huyện Lục Nam (Bắc Giang) là Công ty cổ phần Công viên tâm linh Tâm Điền - Tây Yên Tử.

Lý do dòng căn hộ đa công năng ELA và UNI tại Sun Ponte Residence được săn đón?

Lý do dòng căn hộ đa công năng ELA và UNI tại Sun Ponte Residence được săn đón?

Linh hoạt công năng, tối ưu hóa tính kết nối hay có thể vừa ở vừa cho thuê là lý do giúp hai dòng căn hộ sáng tạo và độc đáo UNI và ELA tại dự án Sun Ponte Residence bên sông Hàn được săn đón.

Chính thức đề xuất Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/7

Chính thức đề xuất Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/7

(VNF) - Chiều 2/5, Bộ Tư pháp công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.