Phục hồi kinh tế TP. HCM: Cần song hành cả chính sách tiền tệ và tài khóa'

Trần Lê - 16/10/2021 18:44 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 16/10, UBND TP. HCM tổ chức hội thảo khoa học “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM giai đoạn 2022- 2025”. Các chuyên gia đưa ra nhiều ý kiến về giải pháp cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM.

VNF
Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi và đại biểu dự hội thảo (ảnh: Việt Dũng)

Theo Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, Giám đốc Khu Công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia TP. HCM, có 11 vấn đề cần phục hồi khẩn cấp bao gồm: y tế và điều trị trong tình hình mới; tổ chức lại sản xuất; thương mại và chợ; các ngành dịch vụ; kinh tế phi chính thức; lao động; an sinh xã hội; xây dựng, nhà ở lưu trú, nhà ở xã hội; giao thông vận tải; giáo dục – đào tạo; chuẩn bị và triển khai các phương án khả thi để huy động các nguồn lực cho TP. HCM.

Để phục hồi hiệu quả phải có bộ máy và con người. Để đáp ứng tính khẩn cấp, cần có sự điều chỉnh trong cách làm. Theo đó, cần tạo cơ chế thí điểm, chủ động phân quyền cho 1-2 địa phương, đơn vị trong một số lãnh vực nhất định; từ đó tiếp tục mở rộng. Cần tạo cơ chế đội đặc nhiệm (task forces) để thúc đẩy các vấn đề trên trong giai đoạn phục hồi. Đội đặc nhiệm nằm trong trong Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP. HCM; mục tiêu là phát hiện, theo đuổi, xử lý vấn đề trọng tâm liên ngành.

Giai đoạn tái thiết TP. HCM như người bệnh đã khỏe lại, tuy vậy qua cơn bạo bệnh cần phải từ bỏ các thói quen cũ. Điều cần chú trọng trong giai đoạn này là điều chỉnh và xây dựng nền tảng mới ở một số lĩnh vực.

Ông Vũ cho rằng TP. HCM cần thúc đẩy quan điểm quản lý từ việc chỉ tập trung đánh giá các yếu tố đầu vào và quy trình, thủ tục sang việc bao gồm cả đánh giá yếu tố đầu ra và kết quả công việc; tăng cường việc lượng hóa, đo lường các tiêu chuẩn, chỉ số hiệu suất công việc…

Bên cạnh đó, cần tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đổi mới theo hướng quyền tự chủ cao hơn cho các quận, huyện và TP Thủ Đức; tăng xã hội hóa dịch vụ công và chú trọng đề cao hiệu quả, sáng kiến cộng đồng, ý tưởng cá nhân.

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công ngay sau khi nới lỏng giãn cách. Để phục hồi trong năm 2022, tăng trưởng cần phải được hỗ trợ bởi sự song hành của cả hai chính sách tiền tệ và tài khóa.

Trong đó, về chính sách tiền tệ, tiếp tục ở trạng thái hỗ trợ kinh tế, đảm bảo thanh khoản dồi dào. Chính sách tài khóa, kích cầu tăng trưởng, chấp nhận một mức bội chi ngân sách cao tài trợ bằng trái phiếu chính phủ và khởi động một chương trình đầu tư công trung hạn (2022-2025).

Với chính sách mở cửa này cộng với gói hỗ trợ phía tài khóa thì kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể tăng trưởng ở mức 7,5%. Và để đảm bảo ổn định vĩ mô, có thể không bơm tiền cho nền kinh tế nhưng linh hoạt theo hướng luôn đảm bảo thanh khoản tốt cho hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ, không để lãi suất tăng khi lạm phát vẫn trong tình hình kiểm soát tốt. Ngân hàng Nhà nước định hướng tốc độ tăng trưởng tín dụng cho cả nền kinh tế trong năm (có thể đặt mục tiêu tăng tín dụng 13%), nhưng không áp đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng.

Các dự án đầu tư công cần được đẩy mạnh giải ngân ngay sau khi nới lỏng giãn cách. Không chỉ thay thế cho đầu tư tư nhân trong vai trò là động lực tăng trưởng, các công trình tái khởi động sẽ giúp ngành xây dựng phục hồi trở lại.

Việc tăng bội chi ngân sách sẽ làm tăng tỷ lệ nợ công, nhưng sẽ không vượt trần. Khó khăn là các giới hạn về tỷ lệ chi trả nợ trên tổng thu ngân sách và nợ chính phủ. Với nới lỏng các giới hạn này sẽ giúp tăng quy mô gói hỗ trợ kinh tế từ phía tài khóa mà vẫn đảm bảo ổn định vĩ mô.

Trong khi đó, theo Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Công Gia Khánh, Đại học Kinh tế-Luật, GRDP 6 tháng đầu năm của TP. HCM đạt hơn 680.300 tỷ đồng theo giá hiện hành, mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Thế nhưng, làn sóng Covid-19 lần 4 đã nhanh chóng gây nên sự sụt giảm nghiêm trọng ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, sốc tiêu cực xảy ra ở cả tổng cung lẫn tổng cầu.

Gợi ý về các chính sách chủ lực để đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế TP. HCM, ông Khánh cho hay với nguyên tắc tuân thủ mục tiêu tối thượng là đảm bảo ổn định giá trị tiền tệ, chính sách tiền tệ nên được sử dụng hạn chế trong việc thiết kế chính sách phục hồi kinh tế do Covid-19.

Kinh nghiệm cho thấy, chính sách của Ngân hàng Trung ương các nước trong bối cảnh này thường hướng đến mục tiêu quan trọng nhất, là đảm bảo thanh khoản cho thị trường. Giảm lãi suất có tác dụng kích thích tiêu dùng và đầu tư, được xem là công cụ giúp kích thích toàn diện nền kinh tế trong ngắn hạn.

Đối với chính sách tài khoá, nhóm nghiên cứu kiến tạo động lực phục hồi kinh tế TP. HCM giai đoạn Covid-19 lần 4 đã chỉ ra rằng, ngay cả khi Việt Nam hoàn tất giải ngân trọn vẹn các gói hỗ trợ năm 2020, thì quy mô cũng chỉ ở mức 1,9% GDP, rất nhỏ để kỳ vọng các hỗ trợ này đủ mạnh để đạt hiệu quả tốt cho phục hồi trọn vẹn. Do đó, ông Khánh đề xuất gói hỗ trợ năm 2021 của Chính phủ phải lên đến 250.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 4% GDP. Đây là con số khả thi với quy mô và nội lực của kinh tế Việt Nam.

Đối với TP. HCM, chuyên gia này khuyến nghị sử dụng nguồn lực tài chính cho các gói hỗ trợ tức thời, cùng với các gói kích thích đầu tư mang tính trung hạn từ các nguồn tái phân bổ chi ngân sách, tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP. HCM…

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
VRE lập công ty con vốn 3.620 tỷ, ký thoả thuận chuyển nhượng với VHM, VIC, Vinwonders

VRE lập công ty con vốn 3.620 tỷ, ký thoả thuận chuyển nhượng với VHM, VIC, Vinwonders

(VNF) - Vincom Retail hiện ghi nhận 4 công ty con tại báo cáo tài chính với tỷ lệ sở hữu gần như tuyệt đối.

Phát Đạt bán cổ phiếu huy động hơn 1.300 tỷ, chủ tịch và DN liên quan mua 1 nửa

Phát Đạt bán cổ phiếu huy động hơn 1.300 tỷ, chủ tịch và DN liên quan mua 1 nửa

(VNF) - Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt cùng Phát Đạt Holdings sẽ mua toàn bộ 63,8 triệu cổ phiếu được phép trong đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu của Phát Đạt.

'Bom nợ' trái phiếu lớn nhất 3 năm, bất động sản tiếp tục phát hành thêm

'Bom nợ' trái phiếu lớn nhất 3 năm, bất động sản tiếp tục phát hành thêm

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa thể trả nợ gốc/lãi trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cho các trái chủ. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, có không ít doanh nghiệp đã trở lại đường đua phát hành TPDN trong 4 tháng năm 2024.

Tonkin Land: Thua lỗ nhiều năm, nợ trên 1.000 tỷ đồng

Tonkin Land: Thua lỗ nhiều năm, nợ trên 1.000 tỷ đồng

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Công ty cổ phần Tonkin Land, doanh nghiệp này trong năm không ghi nhận doanh thu bán hàng, trong khi đó cùng kỳ năm trước là 1,6 tỷ đồng.

OCB được VIS Rating đánh giá xếp hạng ở mức A+ về độ tín nhiệm

OCB được VIS Rating đánh giá xếp hạng ở mức A+ về độ tín nhiệm

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng Phương Đông (HoSE: OCB) được Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) công bố đánh giá triển vọng đối với xếp hạng tổ chức phát hành ở mức A+ của OCB là ổn định.

Ngân sách trung ương rót thêm 3.220 tỷ vào Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Ngân sách trung ương rót thêm 3.220 tỷ vào Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

(VNF) - Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được bổ sung thêm 3.220 tỷ đồng tiền vốn từ ngân sách trung ương. Dự kiến dự án sẽ hoàn vốn 22 năm 5 tháng, sớm hơn nửa năm so với phương án trước đó.

 Ba chiếc Rolls-Royce bị kê biên trong vụ Trương Mỹ Lan đang ở đâu?

Ba chiếc Rolls-Royce bị kê biên trong vụ Trương Mỹ Lan đang ở đâu?

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kê biên 19 chiếc xe ô tô, 2 tàu và 1 du thuyền để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bà Trương Mỹ Lan liên quan vụ Vạn Thịnh Phát.

Thủ tướng: Rút giấy phép cửa hàng vàng không xuất hóa đơn điện tử

Thủ tướng: Rút giấy phép cửa hàng vàng không xuất hóa đơn điện tử

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu doanh nghiệp vàng thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trước 15/6, nếu không sẽ bị rút giấy phép.

Hà Nội có thêm khu đô thị thông minh 1,4 tỷ USD ở Đông Anh

Hà Nội có thêm khu đô thị thông minh 1,4 tỷ USD ở Đông Anh

(VNF) - Hà Nội đang tìm nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị thông minh - sinh thái tại 3 xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh (huyện Đông Anh) với diện tích 268ha, tổng mức đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng.

Công ty SHC: Đại gia cát ở Thái Bình bị cưỡng chế thuế 8,1 tỷ

Công ty SHC: Đại gia cát ở Thái Bình bị cưỡng chế thuế 8,1 tỷ

(VNF) - Công ty của Đại gia cát tại Thái Bình bị cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản do chậm nộp thuế 8,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty SHC còn bị xử phạt do hành vi khai thác cát vượt công suất.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.