VNF

PGS.TS Phạm Thế Anh bình luận, với đặc thù “nghiện” vốn vay ngân hàng của đa phần doanh nghiệp Việt Nam, việc áp trần tín dụng vốn dĩ đã tạo ra khó khăn rất lớn cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; đợt tăng lãi suất vừa qua tựa như giáng thêm một “cú đấm bồi”, càng khiến cho cộng đồng doanh nghiệp thêm phần lao đao.

Tổng cục Thống kê vừa qua đã công bố báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý III và 9 tháng năm 2022 với những con số tích cực: GDP quý III tăng 13,67%, GDP 9 tháng tăng 8,83%, đều là những kỷ lục trong vòng một thập niên. Tuy nhiên, đó gần như là niềm vui lớn cuối cùng trong năm nay, khi quý IV được dự báo là đầy khó khăn, thách thức, khiến không gian xoay xở chính sách bị hạn chế và tác động mạnh tới tăng trưởng.

Nhưng cũng không cần phải chờ đến khi kết thúc quý IV mới có thể nhận ra, ngay trong bức tranh tăng trưởng 9 tháng, những mầm mống của khó khăn đã xuất hiện – như khi chiếc lá ngô đồng rụng xuống, thiên hạ biết rằng mùa thu sắp sang.

Để làm rõ hơn những vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU):

Kết quả quý III và 9 tháng rất tích cực, nhưng cũng cho thấy sự chậm lại đáng kể của các động lực tăng trưởng. Ông có thể phân tích sâu hơn về điều này?

Trước hết nói về con số, GDP quý III/2022 tăng 13,76% là do so sánh với nền tăng trưởng thấp của cùng kỳ năm trước. Quý III năm ngoái, GDP tăng trưởng âm 6,17%. Như vậy, thực tế GDP quý III/2022 chỉ tăng hơn 7% nếu nền kinh tế năm ngoái không bị sụt giảm. Tất nhiên, đó vẫn là một con số thể hiện sự hồi phục tích cực của nền kinh tế. Song điều này là chưa đủ để đảm bảo cho một tương lai rực rỡ, bởi nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta có thể thấy các động lực tăng trưởng đang gặp phải những vấn đề, những rủi ro không hề nhỏ.

Một là xuất khẩu, chúng ta hiện đối diện với nguy cơ xuất khẩu tăng trưởng chậm lại, do các đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam như Mỹ, EU, Anh… đang chìm trong khó khăn. Lạm phát cao kỷ lục đã buộc ngân hàng trung ương của các nước này thắt chặt tiền tệ, khiến cầu tiêu dùng và nhập khẩu của họ suy giảm. Tại Việt Nam, thời gian qua, tin tức xuất hiện đáng chú ý là tình trạng thiếu đơn hàng diễn ra ở nhiều lĩnh vực, ví dụ dệt may; tình trạng lao động khó tìm kiếm việc làm tại các khu công nghiệp. Đó đều là dấu hiệu cho thấy xuất khẩu thời gian tới suy giảm. Doanh nghiệp sẽ “ngấm đòn” từ quý IV năm nay và kéo dài đến quý I năm sau.

Hai là về đầu tư, con số tuyệt đối giải ngân đầu tư công 9 tháng năm nay tăng cao so với năm trước (tăng 16,3%), tuy nhiên vẫn chưa đạt kế hoạch. Trong khi đó, đầu tư tư nhân đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sau một loạt sự kiện gây rúng động giới tài chính, như các vụ án ở Tân Hoàng Minh, FLC, Vạn Thịnh Phát… Dù Nghị định 65 đã ra đời, việc doanh nghiệp huy động vốn qua kênh trái phiếu vẫn rất khó khăn, nhà đầu tư bi quan, chưa kể là tình trạng doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn cũng tương đối phổ biến. Tâm lý bất an bao trùm thị trường chứng khoán, Vn-Index bị đạp dữ dội, có thời điểm “thủng” mốc 1.000 điểm, tức quay lại vị trí của 16 năm trước, khiến việc huy động vốn qua kênh cổ phiếu của doanh nghiệp đã khó lại càng thêm khó. Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn tín dụng, do Ngân hàng Nhà nước kiên quyết khóa trần tín dụng ở mức 14% và cuối tháng 9 vừa qua đã chính thức tăng lãi suất điều hành thêm 1 điểm %, đánh dấu cho làn sóng tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại.

Về vốn đầu tư nước ngoài, dù có tín hiệu tích cực là vốn thực hiện tăng, song đáng lo là vốn đăng ký mới giảm, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đang chững lại, do dự trong việc rót vốn vào Việt Nam.

Động lực thứ ba là tiêu dùng cũng không thực sự mạnh mẽ. Sau những tháng đầu năm, tiêu dùng bứt phá, vì tâm lý “tiêu dùng trả thù” hậu Covid-19, đến nay tiêu dùng đã trở lại với trạng thái bình thường, thậm chí có phần đuối hơn trước đó.

Như vậy, chúng ta thấy cả xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng đều đang phát đi những tín hiệu tiêu cực, báo hiệu cho sự chậm lại của tăng trưởng trong quý IV/2022, thậm chí là trong năm tới.

 

 

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm lớn của giới kinh tế hiện nay là đà tăng của lãi suất và sự ổn định của tỷ giá. Ông có bình luận gì về hệ lụy của việc tăng lãi suất, trượt tỷ giá và cách điều hành của Ngân hàng Nhà nước đối với vấn đề này?

Về bản chất, Việt Nam neo tỷ giá vào USD, dù trước đây, từ năm 2016, Ngân hàng Nhà nước có công bố cách điều hành mới. Thời gian qua, USD lên giá rất mạnh, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất liên tục để chống lạm phát. VND neo vào USD nên một mặt lên giá so với các đồng tiền khác, mặt khác lại mất giá so với USD. Từ đầu năm đến nay, VND đã trượt giá 5% - 6% so với USD.

Việc theo đuổi chính sách neo tỷ giá có những hạn chế nhất định, đơn cử Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo các cam kết về giá trị đồng nội tệ. Nếu VND trượt giá mạnh, Ngân hàng Nhà nước phải bán ngoại tệ để giữ ổn định tỷ giá; nếu bán ngoại tệ cũng không giữ được thì phải tăng lãi suất. Neo tỷ giá cũng khiến cho Việt Nam mất đi sự độc lập về chính sách tiền tệ khi theo đuổi các mục tiêu khác và các cú sốc chính sách từ Mỹ truyền tải mạnh hơn vào kinh tế trong nước.

Vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước đã phải bán ra lượng lớn USD, khiến dự trữ ngoại hối sụt giảm mạnh, chuyển từ trạng thái dư thừa cung sang tiêu thụ ngoại tệ rất nhanh. Một phần nguyên nhân là người dân, doanh nghiệp kỳ vọng đồng USD tiếp tục lên giá, đua nhau găm giữ USD. Không chỉ thế, người dân còn tận dụng tình trạng hai tỷ giá để mua USD từ ngân hàng và bán USD trên thị trường tự do (thị trường chợ đen). Điều đó khiến khả năng cam kết về tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trở nên yếu đi rất nhiều.

Sau nỗ lực bán USD giữ tỷ giá không thành, Ngân hàng Nhà nước đã phải sử dụng công cụ lãi suất. Ngày 23/9, lãi suất điều hành chính thức tăng 1 điểm % - một phản ứng rất mạnh mang thông điệp rất rõ của Ngân hàng Nhà nước trong việc bảo vệ tỷ giá. Nhưng động thái này cũng gây ra ảnh hưởng rất lớn đến nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam là “nghiện” tín dụng, hiện nay việc tiếp cận vốn đã khó khăn, việc tăng lãi suất càng khiến mức độ khó khăn nhân lên gấp bội. Đây là tác động rất đau với doanh nghiệp.

Như vậy có thể thấy chính sách neo tỷ giá có nhiều nhược điểm. Trước đây Việt Nam thực hiện neo tỷ giá với hy vọng hạn chế nhập khẩu lạm phát (hay hiệu ứng chuyển của tỷ gá vào giá cả trong nước). Tuy nhiên, thực tế cho thấy neo tỷ giá không hẳn chống được lạm phát. Những năm 2007 – 2011, Việt Nam cũng neo tỷ giá mà đâu có chống được lạm phát. Nguyên nhân của lạm phát là cung tiền quá cao, thâm hụt tài khóa, thương mại trầm trọng. Do đó, về bản chất, để chống lạm phát thì phải kiểm soát cung tiền và giảm thâm hụt.

 

 

Vậy Việt Nam nên thay đổi như thế nào?

Tôi cho rằng Chính phủ có thể cân nhắc chuyển dần từ chính sách neo tỷ giá vào USD sang chế độ thả nổi có điều tiết. Đây là cách mà nhiều nước đã chọn sau khủng hoảng tài chính châu Á. Theo cách này, ngân hàng trung ương không công bố tỷ giá trung tâm. Tỷ giá sẽ do thị trường quyết định theo cung cầu. Ngân hàng trung ương điều tiết bằng cách sử dụng các công cụ mua bán ngoại tệ, bơm hút tiền. Chính sách tỷ giá này sẽ giúp hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ.

Còn hiện nay, đối diện với việc USD lên giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc điều chỉnh tỷ giá dần dần. Nhưng chính việc điều chỉnh dần dần này đã nuôi dưỡng kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp về việc cầm USD sẽ có lợi, hệ quả là họ găm giữ USD, không bán lại cho ngân hàng nữa. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán ngoại tệ tăng cao cũng khiến cho doanh nghiệp bị thiệt hại khi bán USD cho ngân hàng. Như vậy, đến một lúc nào đó, Ngân hàng Nhà nước buộc phải phá giá mạnh đồng tiền, hoặc tăng lãi suất. Cả hai lựa chọn này đều tác động xấu tới nền kinh tế.

Cũng có quan điểm lo ngại việc thả nổi có điều tiết tỷ giá có thể làm tỷ giá biến động dữ dội hơn, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước có công cụ để quản lý biến động, chứ không thả nổi hoàn toàn. Trong các nền kinh tế tiên tiến, thị trường ngoại tệ sẽ phát triển các công cụ phòng vệ rủi ro tỷ giá. Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam không phát triển các công cụ này, nên tác động của việc điều chỉnh tỷ giá là rất lớn.

Tôi cũng cho rằng, đã đến lúc, chúng ta phải nhìn nhận ngoại hối là thị trường tài sản, cho phép người dân có nhu cầu tích trữ tài sản bằng ngoại tệ, không như hiện nay giao dịch ngoại hối chỉ diễn ra trong hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, người dân muốn tích trữ phải đi mua trên thị trường tự do. Nếu ta cho phép thị trường phái sinh tỷ giá triển khai thì nó có thể được trao đổi như các sản phẩm chứng khoán khác. Công cụ phái sinh sẽ giúp các bên giảm bớt rủi ro tỷ giá. Thông qua việc mua bán phái sinh thay vì mua bán USD thật, kho dự trữ của Ngân hàng Nhà nước được giảm thiểu tác động.

 

Với các nhận định như trên, ông dự báo đường đi của lãi suất và tỷ giá trong quý IV/2022 sẽ thế nào?

Như trên đã phân tích, tôi cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất vừa rồi là động thái để bảo vệ tỷ giá hơn là để chống lạm phát, vì lạm phát đến 9 tháng vẫn đang trong tầm kiểm soát, chưa kể là nhiều loại giá cả đã đi qua đỉnh của nó rồi.

Thời gian tới, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ phải tăng lãi suất nếu Fed vẫn tiếp tục tăng mạnh lãi suất. Tuy nhiên, tôi cho rằng biên độ điều chỉnh lần tới, nếu có, sẽ nhỏ hơn lần vừa rồi.

 

Từng có lần ông kỳ vọng Chính phủ sẽ giữ được mặt bằng lãi suất thấp trong 6 tháng đầu năm, để bảo đảm cho sự phục hồi của cộng đồng doanh nghiệp hậu Covid-19. Bây giờ đã qua 9 tháng, lãi suất mới bắt đầu tăng. Thời gian dôi dư hơn 3 tháng so với kỳ vọng, hẳn đã là điều khiến ông yên tâm hơn về sức chống chịu của cộng đồng doanh nghiệp?

Tôi vẫn bày tỏ sự quan ngại của mình về sức khỏe của các doanh nghiệp. Đành rằng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp đã tốt hơn rất nhiều so với năm trước và những tháng đầu năm nay, song doanh nghiệp lại đang gặp khó khăn rất lớn trong việc tiếp cận vốn. Chúng ta thấy kênh trái phiếu gần như tê liệt, kênh cổ phiếu thì khủng hoảng, kênh tín dụng thì bị khóa room đồng thời lãi suất lại tăng, hỗ trợ lãi suất thì các ngân hàng thương mại không quá mặn mà, thậm chí lo ngại thực hiện vì sợ sau này bị thanh kiểm tra. Khát vốn, khả năng chống chịu của doanh nghiệp sẽ yếu đi. Nếu không cải thiện được tình trạng này, sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp sẽ rất đang lo ngại.

Dự báo của ông về triển vọng tăng trưởng quý IV?

Tôi cho rằng nếu quý IV làm tốt, không để các biến động của thị trường tài chính tác động quá nhiều tới kinh tế thực, GDP có thể tăng trưởng 6% - 7%, đưa GDP cả năm có thể đạt được mốc 8%. Nhưng các khó khăn sẽ ngấm vào đầu năm sau. Do đó có thể nói, chúng ta đang chứng kiến những chỉ số lạc quan cuối cùng.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Eximbank có tổng giám đốc mới, tổng giám đốc cũ xuống làm phó

Eximbank có tổng giám đốc mới, tổng giám đốc cũ xuống làm phó

(VNF) - Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Eximbank, ông Quyết từng giữ chức Giám đốc Vietcombank Đồng Nai, Giám đốc Vietcombank Biên Hòa.

'Nói ra đối thủ cạnh tranh, liệu em có còn về Mỹ được không?'

'Nói ra đối thủ cạnh tranh, liệu em có còn về Mỹ được không?'

(VNF) - Một lãnh đạo doanh nghiệp ở TP. HCM nói công ty bà 'đang bị cạnh tranh một cách không lành mạnh và nếu nói ra sự thật thì sợ không còn đường về'.

ACV chốt bán cổ phần cho AdP 'với giá thấp nhất 13.100 đồng/cổ phần'

ACV chốt bán cổ phần cho AdP 'với giá thấp nhất 13.100 đồng/cổ phần'

(VNF) - Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đã chốt một số nội dung quan trọng trong đại hội cổ đông lần đầu tiên vừa được tổ chức sáng 16/3.

'Việt Nam cần tiếp tục nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh'

'Việt Nam cần tiếp tục nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh'

(VNF) - Đại diện IMF nói Việt Nam cần tiếp tục nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp để nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp có thêm dư địa phát triển.

'Doanh nghiệp kêu cứu mà luật thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn được ban hành là có vấn đề'

'Doanh nghiệp kêu cứu mà luật thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn được ban hành là có vấn đề'

(VNF) - Đây là ý kiến của ông Phạm Tuấn Khải, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính Văn phòng Chính phủ khi nói về Nghị định 108 và Thông tư 195 về thuế tiêu thụ đặc biệt mới có hiệu lực từ đầu năm nay.

CNG trở thành công ty con của GAS

CNG trở thành công ty con của GAS

(VNF) - Sau giao dịch mua lại gần 15 triệu cổ phần CNG của PGS, GAS trở thành công ty mẹ của CNG.

Cuối 2016 sẽ vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh

Cuối 2016 sẽ vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh

(VNF) - HNX và VSD sẽ công bố chuẩn kết nối hệ thống cho các thành viên vào tháng 4 năm nay và các thành viên sẽ bắt đầu kiểm thử hệ thống với HNX và VSD từ tháng 9 đến tháng 10/2016.

Cam kết về Đầu tư EVFTA: Lo chuyện kiện tụng!

Cam kết về Đầu tư EVFTA: Lo chuyện kiện tụng!

(VNF) – Khi EVFTA có hiệu lực, các nhà đầu tư EU sẽ có một số quyền nhất định, nhiều khả năng Nhà nước Việt Nam sẽ bị các nhà đầu tư nước ngoài kiện trong một số trường hợp.

Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời hạn giải ngân gói 30.000 tỷ đồng

Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời hạn giải ngân gói 30.000 tỷ đồng

Công văn số 448 của Bộ Xây dựng nêu rõ, việc Ngân hàng Nhà nước thông báo dừng giải ngân gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng kể từ ngày 1/6 năm nay là đúng nhưng khiến cho khách hàng đã ký hợp đồng vay vốn mà sau thời điểm 1/6/2016 chưa được giải ngân thì lãi suất cho vay sẽ được tính theo lãi suất thỏa thuận đã tạo ra nhiều ý kiến lo ngại, băn khoăn trong dư luận và người được vay vốn.

Thế giới đang cạn dần các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng

Thế giới đang cạn dần các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng

Phó Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), David Lipton vừa lên tiếng cảnh báo về viễn cảnh các nhà hoạch định chính sách toàn cầu "cạn kiệt" các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng.