Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành Vinh (MST: 5701479220, Công ty Thành Vinh) là một doanh nghiệp xây dựng rất kín tiếng trên truyền thông, tuy nhiên lại là đối tác thân thiết của chính quyền TP. Hạ Long khi liên tiếp trúng các gói thầu lớn nhỏ từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng, với tỷ lệ giảm giá vô cùng thấp, khiến cho giới nhà thầu tại địa phương không khỏi "thán phục".
Theo thống kê của VietnamFinance, trong giai đoạn 2017-2021, Công ty Thành Vinh dưới vai trò độc lập hoặc liên danh, đã thắng lớn tại hơn 90 gói thầu thi công, với tổng giá trị ước tính hơn 900 tỷ đồng. Công ty này chỉ nhận thất bại tại 4 gói thầu trong tổng số gần 100 gói thầu đã tham gia.
Trong diễn biến mới đây, ngày 20/5, Công ty Thành Vinh đã trúng cùng lúc hai gói thầu do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Hạ Long (UBND TP. Hạ Long) mời thầu, nguồn vốn được lấy từ ngân sách thành phố.
Theo Quyết định số 90 và 91/QĐ-QLDA, ký bởi ông Nguyễn Công Huy, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Hạ Long, Công ty Thành Vinh dưới vai trò liên danh và độc lập, đã trúng thầu lần lượt "gói thầu số 3 - Xây lắp, thiết bị công trình thuộc dự án hạ tầng điểm dân cư, tái định cư tại thôn Đồng Sang, xã Vũ Oai" và "gói thầu số 3 - Xây lắp, thiết bị công trình thuộc dự án xây dựng hệ thống điện chiếu sáng tuyến đường nối tiếp từ ngã ba trang trại rau sạch đến ngã ba thôn Yên Mỹ, Đè E xã Lê Lợi".
Đáng chú ý ở chỗ, cho dù áp dụng đấu thầu rộng rãi qua mạng, nhưng Công ty Thành Vinh vẫn "một mình, một ngựa" tại "gói thầu số 3 - Xây lắp, thiết bị công trình thuộc dự án xây dựng hệ thống điện chiếu sáng tuyến đường nối tiếp từ ngã ba trang trại rau sạch đến ngã ba thôn Yên Mỹ, Đè E xã Lê Lợi".
Còn ở "gói thầu số 3 - Xây lắp, thiết bị công trình thuộc dự án hạ tầng điểm dân cư, tái định cư tại thôn Đồng Sang, xã Vũ Oai", nhà thầu này cùng cộng sự là Công ty TNHH Một thành viên Quảng Thái cũng "dễ dàng" vượt qua đối thủ duy nhất với giá dự thầu thấp hơn 9 triệu đồng.
Có thể thấy, sự cạnh tranh đối với Công ty Thành Vinh tại các gói thầu này là rất yếu ớt, mặc dù đây là những gói thầu thi công xây lắp dân dụng, không mang tính đặc thù, quy mô dao động chỉ trên dưới chục tỷ đồng. Hơn nữa, mức giá trúng thầu của Công ty Thành Vinh cũng rất sát giá gói thầu.
Theo đó, Quyết định số 90 cho thấy, giá trúng thầu của nhà thầu là 10,9 tỷ đồng, giảm giá hơn 10 triệu đồng, tương đương tỷ lệ chưa đến 0,1%; tương tự, tại Quyết định số 91, tỷ lệ giảm giá cũng chưa đạt nổi 0,1% do tiết kiệm vỏn vẹn cho ngân sách thành phố 3 triệu đồng.
Kịch bản "bất thường" giữa Công ty Thành Vinh và chính quyền TP. Hạ Long liên tục lặp lại trong một khoảng thời gian rất dài.
Đơn cử ngày 2/2/2021, liên danh Công ty Thành Vinh và Công ty Cổ phần Thiết bị chiếu sáng Việt Nam (Công ty TBCS Việt Nam) đã trúng "gói thầu số 4 - Thi công xây lắp, cung cấp lắp đặt thiết bị công trình thuộc dự án di chuyển, tháo dỡ hạng mục công trình đường điện và trạm biến áp phục vụ giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường nối Khu công nghiệp Cái Lân qua Khu công nghiệp Việt Hưng đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn", do Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hạ Long mời thầu.
Khi đó, Phó chủ tịch UBND TP. Hạ Long Nguyễn Hữu Nhã đã ký ban hành Quyết định số 1021/QĐ-UBND lựa chọn nhà thầu với giá trúng thầu là 27,2 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tiết kiệm 3% cho ngân vốn đầu tư. Để tiến tới thắng lợi này, liên danh Công ty Thành Vinh đã phải "so găng" với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Du lịch và Thương mại Thẩm Gia (bị loại do năng lực kinh nghiệm) và Công ty Cổ phần Xây lắp Hạ tầng Đô thị Hùng Vương (Công ty Hùng Vương), bị loại do không đáp ứng về năng lực tài chính.
Mặc dù là đối thủ ở gói thầu nêu trên, tuy nhiên chỉ một ngày sau đó, Công ty Thành Vinh và Công ty Hùng Vương lại trở thành nhà thầu liên danh được lựa chọn thực hiện "gói thầu số 3 - Thi công xây lắp, di chuyển các đường ống nước phục vụ giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường nối Khu công nghiệp Cái Lân qua Khu công nghiệp Việt Hưng đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn".
Quyết định phê duyệt nhà thầu số 1032/QĐ-UBND ngày 3/2/2021 vẫn được ký bởi Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Hữu Nhã, giá trúng vẫn chỉ tiết kiệm 3% cho nguồn vốn, duy chỉ khác về hình thức đấu thầu (qua mạng) và việc liên danh Công ty Thành Vinh không còn có bất kỳ đối thủ tranh thầu nào.
Đặc biệt, mối quan hệ "thân hữu" giữa Công ty Thành Vinh và Công ty Hùng Vương đã có từ rất lâu. Ngay từ khi Công ty Thành Vinh đẩy mạnh hoạt động tham gia đấu thầu hồi năm 2017, nhà thầu này đã cùng liên danh với Công ty Hùng Vương và Công ty TBCS Việt Nam để tham gia và dành chiến thắng tại "gói thầu số 8 - Xây lắp điện nước thuộc dự án mở rộng và nâng cấp nút giao thông Loong Toòng - Giai đoạn II, do Ban Quản lý dự án công trình thành phố Hạ Long mời thầu, với giá trúng gần 41 tỷ đồng.
Điểm lại như vậy để thấy rằng, việc Công ty Thành Vinh và Công ty Hùng Vương cùng xuất hiện ở "gói thầu số 3 - Thi công xây lắp, di chuyển các đường ống nước phục vụ giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường nối Khu công nghiệp Cái Lân qua Khu công nghiệp Việt Hưng đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn" đã khiến dư luận có quyền nghi ngờ về tình trạng "quân xanh, quân đỏ" trong gói thầu này.
Công ty Thành Vinh mặc dù có nguồn doanh thu không nhỏ từ ngân sách, thông qua các gói thầu có tỷ lệ giảm giá nhỏ giọt, thế nhưng sức khỏe tài chính của nhà thầu vẫn rất đáng lo ngại khi khối nợ ngày càng "phình to", còn lợi nhuận thì chỉ "dậm chân tại chỗ".
Theo tài liệu mà VietnamFinance có được, nếu như năm 2016, doanh thu của Công ty Thành Vinh chỉ đạt 27,5 tỷ đồng thì một năm sau đó đã tăng trưởng 58%, lên 43,4 tỷ đồng nhờ đẩy mạnh hoạt động tham gia đấu thầu.
Ở giai đoạn kế tiếp (2018-2020), nguồn thu dồi dào từ ngân sách đã giúp cho doanh số nhà thầu này tăng "phi mã", từ 93,9 tỷ đồng lên 288,7 tỷ đồng và 328,6 tỷ đồng. Lưu ý rằng, bất chấp sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 từ năm 2020, nếu như các đơn vị xây lắp khác gặp khó thì nhà thầu Thành Vinh vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng 14% so với cùng kỳ.
Thế nhưng diễn biến ngược chiều với nguồn thu, lợi nhuận sau thuế mỗi năm của Công ty Thành Vinh lại tăng chậm "như rùa bò" và gần như "dậm chân tại chỗ". Năm 2016, doanh nghiệp có lãi sau thuế vỏn vẹn 85,9 triệu đồng, tương ứng biên lãi thuần 0,3%, nôm na là thu về 1.000 đồng mới có lãi 3 đồng.
Giai đoạn 2017-2020, doanh nghiệp này có lãi lần lượt là 325,2 triệu đồng, 654,3 triệu đồng và 1,6 tỷ đồng và 2,4 tỷ đồng. Như vậy, bất luận doanh thu tăng trưởng có năm lên đến hàng trăm tỷ đồng, Công ty Thành Vinh vẫn duy trì lợi nhuận "tong teo" với biên lợi nhuận chưa đến nổi 1%.
So với các doanh nghiệp cùng ngành, đang niêm yết trên sàn chứng khoán thì đây là tỷ suất sinh lời có phần "bất thường".
Trong khi đó, quy mô tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp được mở rộng nhanh chóng. Tuy nhiên, chiếm đại đa số là khối nợ phải trả, còn vốn chủ sở hữu (giá trị tài sản ròng) chỉ xấp xỉ vốn điều lệ (18 tỷ đồng). Tính đến hết năm 2020, giá trị tài sản ròng của nhà thầu Thành Vinh là 21,9 tỷ đồng, nợ phải trả lên đến 256 tỷ đồng, cao gấp 11,7 lần.
Sử dụng đòn bẩy ở mức đáng báo động cho thấy nhà thầu đang tồn tại những rủi ro nhất định về tài chính. Đặc biệt rủi ro này lại ko tương xứng với khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.