Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Mạnh dạn với những bước đi cụ thể
Sau những nỗ lực xóa tình trạng 'cơm tối, rối nước' bằng việc tổ chức các không gian đi bộ, chợ đêm vào các tối cuối tuần; cho phép một số quán bar, nhà hàng trong khu phố cổ mở cửa đến 2h sáng... đã cho thấy việc phát triển kinh tế đêm chính là cách khai thác tốt tiềm năng sẵn có, thu hút khách du lịch tại Hà Nội. Cũng từ đây, Hà Nội bắt đầu mở lối, thúc đẩy phát triển kinh tế đêm, đặc biệt là khu trung tâm Hoàn Kiếm.
Theo ông Nguyễn Anh Quân, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó cho phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6h sáng hôm sau là điều kiện quan trọng để quận Hoàn Kiếm triển khai thí điểm phát triển kinh tế đêm trên địa bàn khi được UBND Thành phố chấp thuận.
Trước mắt, Hoàn Kiếm sẽ tập trung những cơ chế, chính sách, quy hoạch xây dựng và triển khai đề án thí điểm phát triển kinh tế đêm theo hướng tổ chức xuyên đêm, phân loại theo mô hình tổ chức trong nhà và ngoài trời, trong không gian đi bộ như: Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; phát triển tuyến phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ. Đồng thời quy hoạch, sắp xếp ngành hàng, phát triển các tuyến phố chuyên doanh.
Ngoài các dịch vụ đêm, quận Hoàn Kiếm sẽ mở 2 điểm nhấn đặc sắc để níu chân du khách là đề xuất xây dựng 'Cột mốc số 0' của Hà Nội và cả nước tại không gian đi bộ Hoàn Kiếm để trở thành điểm nhấn nhằm thu hút khách quốc tế; tăng cường tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội ẩm thực, làng nghề, tháng khuyến mãi hấp dẫn…
Về thời gian thực hiện thí điểm các hoạt động kinh tế ban đêm, ông Quân cho biết dự kiến giai đoạn 1 thực hiện từ khi được UBND Thành phố phê duyệt đến ngày 31/8/2021. Giai đoạn này sẽ tập trung phát triển các không gian động lực cho kinh tế ban đêm để tạo tiền đề phát triển toàn diện trên địa bàn. Giai đoạn 2 là từ ngày 1/9/2021, sẽ tập trung phát triển kinh tế ban đêm toàn diện trên địa bàn.
Hiện quận Hoàn Kiếm đã có những trạm wifi miễn phí để phục vụ nhu cầu của du khách. Ngoài ra, để thu hút được du khách, quận Hoàn Kiếm nói riêng và Hà Nội nói chung sẽ cần bố trí giao thông hợp lý như bến bãi trông xe thuận lợi cho việc mua sắm, tham quan; bố trí nhà vệ sinh công cộng, điểm thu gom rác hợp lý; bảo đảm công tác an ninh trật tự về đêm…
Còn tại Đà Nẵng, bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết để phát triển kinh tế ban đêm, Đà Nẵng chọn 4 nhóm hoạt động dịch vụ bao gồm: Vui chơi giải trí, ẩm thực, dịch vụ mua sắm, tham quan du lịch. Trước mắt, sẽ căn cứ trên cơ sở vật chất, hiện trạng dịch vụ hoạt động về đêm hiện có tại đây để chọn lọc các khu vực, hạn chế những khu vực dịch vụ đang nằm xen kẽ trong địa bàn khu dân cư. Đồng thời, xác định và đề xuất các hoạt động cho các hộ dân hoặc sẽ có hình thức trang trí để nhận diện các khu vực dịch vụ đang thí điểm cho phát triển kinh tế ban đêm.
Đặc biệt với các khu, điểm du lịch lớn như Bà Nà Hills, Công viên châu Á-Asia Park các các khu du lịch khác thì sẽ vận động các đơn vị này tăng thêm các hoạt động về đêm, tập trung vào các show diễn, hoạt động gia tăng trải nghiệm góp phần tăng thời gian lưu trú, hiệu quả kích thích chi tiêu của du khách, kích cầu du lịch trong thời gian tới.
Về lâu dài, Sở Du lịch Thành phố cũng dự kiến sẽ chọn một số khu vực để quy hoạch xác định cụm du lịch trọng điểm để phát triển kinh tế ban đêm như khu vực phố du lịch An Thượng, tuyến Bạch Đằng-Trần Hưng Đạo và cầu Nguyễn Văn Trỗi. Khu vực 2 tuyến biển Trường Sa-Hoàng Sa-Võ Nguyễn Giáp và tuyến biển đường Nguyễn Tất Thành…
'Chúng tôi sẽ chọn quy hoạch để xây dựng, đề xuất những cơ chế thu hút các nhà đầu tư xây dựng cụm dịch vụ, khu tổ hợp vui chơi giải trí quy mô lớn, tách biệt khu dân cư và sẽ có nhiều hoạt động thực sự dành cho du khách vui chơi', Giám đốc Sở Du lịch TP. Đà Nẵng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Sở sẽ bàn những giải pháp để có cơ chế hỗ trợ tối ưu, thiết thực nhất, hiệu quả nhất giúp các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ kinh tế ban đêm có thêm nguồn lực để thúc đẩy kinh tế ban đêm phát triển hơn nữa. Đồng thời, tham mưu hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho kinh tế ban đêm, đầu tư phát triển hỗ trợ các sản phẩm kinh tế đêm, tăng cường xúc tiến quảng bá kinh tế ban đêm; xây dựng kế hoạch triển khai bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và lực lượng tham gia phục vụ phát triển dịch vụ kinh tế ban đêm…
Quy hoạch cần bài bản, song hành với chính sách phù hợp
Theo PGS.TS Phạm Hồng Long, Trưởng Khoa Du lịch học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ đặt ra yêu cầu là quy hoạch các khu vực phát triển kinh tế ban đêm gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, hạn chế tác động của ô nhiễm môi trường, rác thải sinh hoạt…, giảm thiểu ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vào ban đêm.
Đồng thời, yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn ở địa phương, đặc biệt phù hợp với khả năng xây dựng các cơ sở hạ tầng hỗ trợ, nguồn lực đầu tư và khả năng huy động, thu hút đầu tư ở từng địa điểm cụ thể.
Như vậy, trước mắt trong quá trình xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ mới (quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045), các địa phương cần chú ý tới nội dung phát triển kinh tế ban đêm. Các địa phương cần nghiên cứu kỹ và đưa ra quy hoạch cụ thể các khu vực, địa bàn, tuyến có khả năng phát triển kinh tế ban đêm, các khu vực trung tâm và vệ tinh, các loại hình dịch vụ kinh tế ban đêm chủ yếu…
PGS.TS Phạm Hồng Long cho rằng, vấn đề quy hoạch cần được coi là một trong những điều kiện tiên quyết cùng đồng bộ với chính sách cho loại hình kinh tế này. Giải pháp quy hoạch ở đây, không đơn giản là một bản vẽ mà chính là xây dựng một mô hình kinh tế mới cho khu vực, đánh giá tác động của nó tới khu vực được chọn, đánh giá được tiềm năng của kinh tế đêm và xác định được nguồn lực đầu tư cho nó một cách bài bản nhất, hiệu quả nhất. Hài hòa với các điểm đến hay các loại hình kinh tế khác, giảm thiểu mọi tác động tới người dân trong khu vực.
'Hãy thừa nhận là từ trước tới nay đã xảy ra việc quy hoạch manh mún, khi triển khai các dự án sẽ gặp những phát sinh, hệ lụy mà không có hướng giải quyết. Thường khi gặp sự phản đối thì chúng ta dừng lại và sẽ thất bại. Cho nên việc lập quy hoạch này, tôi nhấn mạnh rằng nó rất quan trọng để tạo ra những mô hình kinh tế đêm hiệu quả, bền vững, phù hợp với từng địa phương, phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương và thêm nữa là được phát triển hài hòa gắn kết với các điểm đến, với các dịch vụ khác', PGS.TS Phạm Hồng Long nói.
Còn theo ông Nguyễn Hồng Đài, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch châu Á Thái Bình Dương (APT Travel), hiện nay có tư duy không quản lý được thì cấm khiến các thành phố bỏ quên cơ hội từ kinh tế đêm. Trong khi đó, nếu quy hoạch từng khu cụ thể, có điều kiện kinh doanh rõ ràng thì câu chuyện sẽ khác.
'Chính quyền từng thành phố phải trả lời được những câu hỏi: 'Muốn cái gì?', 'Khai thác thế nào?' thì mới có thể đưa ra một giải pháp tổng thể', ông Đài nói.
Cùng với đó, Nhà nước cũng cần có chỉ đạo và hành lang kinh tế cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào khu vực khu vực kinh tế ban đêm để mô hình này được triển khai bài bản, chuyên nghiệp.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.