'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Kinh tế ban đêm - Night time economy (NTE) thực tế không phải là một phát kiến mới. Các nước phát triển coi đây là động lực tăng trưởng mới trong bối cảnh kinh tế suy thoái, trong khi đó, những quốc gia có thế mạnh du lịch cũng chủ động mở cửa ngành dịch vụ về đêm để tối đa hóa nguồn thu.
Nhà hàng Robot - một điểm giải trí về đêm độc đáo ở Nhật Bản.
Du lịch Nhật Bản đã đánh dấu mốc kỷ lục chưa từng có khi đón 30 lượt triệu khách quốc tế năm 2018. Nhưng Chính phủ Nhật cho biết, nước này đang đặt các mục tiêu cao hơn là 40 triệu du khách vào năm 2020 và 60 triệu năm 2030.
Theo ông Tomoe Makino - Cố vấn quốc gia Nhật Bản, lượng du khách tăng mạnh cũng đặt ra nhiều vấn đề khi các hoạt động vui chơi giải trí tại đây đều đóng cửa quá sớm. Nhận thức được sự cần thiết của các dịch vụ về đêm, Chính phủ Nhật Bản đã đề xuất chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ban đêm từ cuối năm 2017.
Ông Takaaki Umezawa, chủ tịch Công ty tư vấn A.T. Kearney Nhật Bản ước tính, quy mô thị trường có thể lên đến 400 tỷ yen (khoảng 3,7 tỷ USD) vào năm 2020 nếu mỗi du khách đến Nhật Bản chi tiêu thêm 10.000 yen (khoảng 92 USD) mỗi đêm.
Đi đầu phát triển kinh tế đêm phải kể đến Anh, quốc gia này có hẳn một tổ chức riêng về ngành công nghiệp ban đêm với tên gọi NTIA – Night Time Industrie Association. Theo ghi nhận của NTIA, kinh tế ban đêm có giá trị khoảng 6% GDP nước Anh, tương đương 66 tỷ bảng Anh/năm. Trong đó, thủ đô London được xem là điểm đến hàng đầu thế giới về cuộc sống ban đêm.
Ngành công nghiệp về đêm của London chiếm khoảng 40% quy mô nền kinh tế ban đêm nước Anh.
Một thủ phủ khác của kinh tế đêm là Sydney. Nghiên cứu của Deloitte Access Economics tính toán, thành phố này sẽ “đánh rơi” 16 tỷ USD/ năm nếu không kịp thời thay đổi chính sách, hỗ trợ cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các hoạt động vui chơi về đêm đạt hiệu quả cao hơn.
Quy mô nền kinh tế ban đêm Sydney hiện ước đạt 27,2 tỷ USD mỗi năm, tạo ra 234.000 việc làm. Nền kinh tế ban đêm ở Sydney được xem là yếu tố kinh tế có giá trị nhất tại Australia. Tuy vậy, “uớc tính giá trị nền kinh tế ban đêm ở Sydney có thể đạt 43 tỷ USD mỗi năm khi chi tiêu gia tăng, tình trạng việc làm và du lịch cũng được cải thiện”, Kathryn Matthews - đồng tác giả nghiên cứu và đối tác của Deloitte Access Economics - đánh giá.
Quốc gia mới nhất đang lên kế hoạch để ‘thắp sáng’ kinh tế ban đêm là Trung Quốc. Đầu năm nay, kinh tế ban đêm đã trở thành một chủ đề nóng tại phiên họp của các cơ quan lập pháp và tư vấn chính trị Bắc Kinh sau khi Thị trưởng Trần Cát Ninh thông báo, thành phố này sẽ khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi mở cửa muộn hơn vào ban đêm.
Bắc Kinh đã nhận thấy một thị trường tiềm năng lớn cho chi tiêu ban đêm, khi các thống kê cho thấy lượng hành khách tại Bắc Kinh di chuyển nhiều nhất vào khung giờ 22h đến 6h sáng hôm sau và Bắc Kinh đứng thứ 6 trong danh sách 10 thành phố đặt đồ ăn đêm nhiều nhất thế giới.
Kinh tế ban đêm mang lại 102 tỷ USD cho Australia mỗi năm.
Giới quan sát nhận định, phát triển kinh tế ban đêm là một trong những cách để Bắc Kinh kích thích tiêu dùng nội địa, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tăng trưởng chậm lại và phải đối mặt với ngày càng nhiều áp lực.
Với quy mô dân số và tốc độ tăng trưởng du lịch hiện nay, việc phát triển kinh tế ban đêm của Trung Quốc được đánh giá sẽ sớm mang về nguồn lợi khổng lồ.
Lợi ích kinh tế khổng lồ là lý do vì sao các quốc gia du lịch đã tìm cách thúc đẩy kinh tế ban đêm phát triển. Tại Việt Nam, thực trạng doanh thu du lịch và mức chi tiêu của du khách thấp có nguyên nhân không nhỏ từ khoảng trống trong việc khai thác các dịch vụ sau 12h đêm.
Tại Diễn đàn cấp cao du lịch Việt Nam 2018, ông John Lindquist, cố vấn cấp cao BCG, thành viên Hội đồng cơ quan du lịch Vương quốc Anh cho biết: “Năm 2017, Việt Nam thu về 8,3 tỷ USD từ khách quốc tế, nhưng số này ở Indonesia là 12,6 tỷ USD; Singapore là 18,4 tỷ USD, Thái Lan là 52,5 tỷ USD".
Vị cố vấn cấp cao BCG cũng so sánh, khách quốc tế lưu lại Việt Nam và Thái Lan cùng khoảng thời gian hơn 9 ngày nhưng chỉ tiêu 96 USD mỗi ngày ở Việt Nam, còn ở Thái Lan là 163 USD. Khoảng cách về mức độ chi tiêu của du khách tại Việt Nam so với Thái Lan là không dễ để san lấp, dù du lịch Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng hàng đầu khu vực.
Du lịch Thái Lan nổi tiếng với các show nghệ thuật, các hoạt động mua sắm giải trí diễn ra suốt đêm ngày.
Lý giải điều này, theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân quan trọng là nền kinh tế đêm của Thái Lan đang bỏ cách khá xa Việt Nam. Người phương Tây ví Bangkok là thành phố không bao giờ ngơi nghỉ vì các hoạt động vui chơi giải trí diễn ra suốt ngày đêm ở đây.
Theo số liệu thống kê năm 2018 của Master Card, Bangkok tiếp tục dẫn đầu danh sách những thành phố có lượng khách du lịch hằng năm lớn nhất thế giới. Trung bình, du khách tại Bangkok có thời gian lưu trú là 4,7 đêm và chi tiêu mỗi ngày khoảng 173USD.
Bất chấp các yếu tố về văn hóa, cuộc chơi của kinh tế ban đêm đã lan tỏa mạnh mẽ tới nhiều quốc gia có ngành du lịch phát triển và Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo yêu cầu các bộ, địa phương chủ động nghiên cứu chính sách kinh tế ban đêm mà Chính phủ Trung Quốc vừa ban hành.
Động thái này lập tức nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành du lịch. Theo đó việc mở cửa cho kinh tế về đêm được đánh giá phù hợp với xu hướng quốc tế và là yếu tố sống còn để níu chân khách du lịch.
Có nhiều cách định nghĩa, nhưng nếu coi kinh tế đêm là “các hoạt động kinh doanh từ 18h đến 6h trong lĩnh vực dịch vụ”, ngành kinh tế diễn ra khi mặt trời lặn được dự báo sẽ tạo ra giải pháp để chữa căn bệnh “nhạt” cho các điểm đến hàng đầu của Việt Nam như Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng…, chấm dứt tình trạng “ép khách đi ngủ sớm” diễn ra lâu nay, tiến tới tham vọng khai thác hiệu quả miếng bánh NTE hấp dẫn trị giá hàng tỷ USD.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.