Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.
Thứ nhất là Nghị quyết số 63, về các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu tăng trưởng kinh tế giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL) đã ban hành kế hoạch số 3228, triển khai chính sách kích cầu phục hồi hoạt động du lịch lữ hành.
Cũng theo ông Thanh, Bộ VH-TT&DL đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn tạm thời ký điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trong đó có đề xuất lộ trình thí điểm có khách du lịch quốc tế.
Cụ thể, giai đoạn 1 là từ tháng 11/2021, thí điểm đón khách quốc tế theo các chương trình du lịch trọn gói thông qua các chuyến bay thuê chuyến và thương mại tại các khu vực các cơ sở dịch vụ được lựa chọn tại các tỉnh Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh.
Giai đoạn thứ hai, từ tháng 1/2022 sẽ mở rộng phạm vi đón khách du lịch quốc tế kết nối các điểm đến thông qua các chuyến bay thuê chuyến hoặc thương mại thường lệ, khách có thể tham gia các chương trình du lịch kết hợp nhiều điểm đến, sau khi đã hoàn thành chương trình du lịch tại điểm đến đầu tiên trong thời gian 7 ngày.
Giai đoạn ba, mở cửa hoàn toàn đối với thị trường khách quốc tế, thời điểm bắt đầu giai đoạn này sẽ căn cứ vào tình hình dịch bệnh thực tế và trên cơ sở đánh giá kết quả đón khách du lịch quốc tế trong hai giai đoạn đầu.
"Chính phủ đã đồng ý về chủ trương trình thí điểm khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo 3 giai đoạn. Theo tôi được biết, các công ty lữ hành, các cơ sở dịch vụ tại 5 địa phương trên và các hãng hàng không đang khẩn trương chuẩn bị thực hiện các chủ trương đường lối này của Chính phủ”, ông Thanh cho hay.
Ông Thanh cho rằng trong trạng thái bình thường mới, khi du lịch phục hồi, các địa phương nói trên sẽ có cơ hội đón khách truyền thống quay trở lại sớm hơn và chắc chắn khách du lịch sẽ trở lại các điểm du lịch đã có thương hiệu uy tín trước đây. Bên cạnh đó, việc kinh doanh, kinh tế du lịch nói chung, các doanh nghiệp cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng sẽ phục hồi trở lại và là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, đồng thời, thúc đẩy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sôi động trở lại.
“Thị trường du lịch có trỗi dậy hay không? Theo tôi du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phục hồi và sôi sục lại cùng với sự phục hồi của ngành du lịch. Còn về phía ngành du lịch, tôi tin tưởng vào sự phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian tới và bắt đầu từ việc phục hồi từ những tháng cuối năm 2021”, ông Thanh nhận định.
Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Vingroup, bày tỏ ngành du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch. Năm 2019, du lịch đang trên đà tăng trưởng mạnh, đóng góp tỷ trọng lớn cho nền kinh tế. Nhiều người kỳ vọng rằng năm 2021 sẽ là năm tăng trưởng bùng nổ của ngành du lịch vì hạ tầng đã sẵn sàng nhưng dịch bệnh đã tác động tiêu cực đến ngành này.
"Bản thân Vingroup cũng đã chuẩn bị kỹ để đón chào khách du lịch quốc tế và trong nước sớm. Rất mong muốn thời gian tới cần phải kiên quyết tiêm vaccine cho người làm về du lịch. Hiện Vingroup đều có những có sở du lịch rất lớn, đã khánh thành trước thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng nổ. Trong đó, có 3 cơ sở lớn ở nam Hội An, Phú Quốc, Nha Trang sẵn sàng phục vụ khách hàng với tất cả dịch vụ trong khu nghỉ dưỡng như đánh golf, ăn uống, tắm biển, vui chơi, giải trí…", ông Hiệp cho hay.
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.