Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo ông Lâm, ngành điện đặt mục tiêu từ nay đến hết năm 2019 sẽ tăng trưởng thêm 300 MW điện mặt trời áp mái, nâng sản lượng điện lên 500 MW.
Ông Lâm dẫn trường hợp Thái Lan – quốc gia có tiềm năng điện mặt trời tương đối tốt hơn Việt Nam – Chính phủ Thái dù đã cho phát triển 9 dự án điện mặt trời nổi với tổng công suất 2.725 MW nhưng vẫn tập trung vào điện mặt trời áp mái và phấn đấu có 10.000 MW từ loại hình này.
“Đây là cái chúng ta phải suy nghĩ trong thời gian sắp tới”, ông Lâm nói.
Vị Phó tổng giám đốc EVN cho biết tại Thái Lan, điện mặt trời trang trại và điện mặt trời áp mái có chung mức giá là 5,3 cent/kWh, còn tại Việt Nam trước 30/6/2019 giá điện mặt trời được neo ở mức 9,35 cent/kWh.
“Bộ Công Thương đang trình Chính phủ cơ chế giá điện mặt trời mới, áp dụng từ 1/7/2019/ Các bộ ngành, địa phương đang ủng hộ phương án điện mặt trời áp mái có giá 9,35 cent/kWh áp dụng hết năm 2021.
“Nếu có cơ chế này, thời gian tới sẽ có thay đổi nhiều hơn về điện mặt trời áp mái. EVN dự kiến sản lượng điện mặt trời áp mái năm nay lên được 500 MW, sang năm lên được 2.000 MW”, ông Lâm lạc quan.
Theo nghiên cứu của WB, hiện nay tại TP. HCM, công suất tại các điểm có thể lắp điện mặt trời áp mái khoảng 6.000 MW, ở Đà Nẵng là hơn 1.000 MW.
“Nếu tập trung vào điện mặt trời áp mái thì sẽ rất tốt. Chi phí truyền tải, phân phối, lưới điện chiếm khoảng 30% giá điện, nếu điện mặt trời ta sản xuất và sử dụng tại chỗ thì giảm được chi phí truyền tải, giảm áp lực về giá và tăng hiệu suất”.
Ông Lâm thông tin thêm: Việt Nam hiện có 4.400 MW điện mặt trời, theo thống kê của các nhà khoa học Đức, con số này gấp 400 lần sản lượng điện mặt trời được lắp đặt tại nước Úc…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.