'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Chiều 2/4, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết, đã thành lập Tổ công tác liên ngành về vụ việc tại Trường Quốc tế Mỹ để lập tức vào cuộc rà soát vụ việc nhằm chậm nhất là thứ 2 tuần sau (tức ngày 8/4) các cháu phải được đi trở lại học.
Tổ công tác phải làm việc với chủ đầu tư, nhà trường về phương án sắp tới, phương án hoạt động lại, tái cơ cấu như thế nào để phụ huynh yên tâm.
Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi cũng chỉ đạo xem xét trách nhiệm quản lý Nhà nước của UBND TP. HCM, của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM đối với việc quản lý Trường quốc tế Mỹ nói riêng và các trường quốc tế nói chung.
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Hiếu, đây là trường tư thục, dạy tú tài quốc tế, được phụ huynh đánh giá cao. Vì là trường tư nên trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) được kêu gọi góp vốn, vay vốn từ phụ huynh.
Trường huy động vốn từ chính các phụ huynh có con đang theo học tại trường. Theo đó, trường không trả lãi suất tiền mặt mà trả bằng học phí khi phụ huynh cho con theo học tại trường. Khi kết thúc thời gian học, trường sẽ trả lại tiền đầu tư gốc cho phụ huynh.
Cụ thể trường này có ba cách huy động tiền. Cách thứ nhất là phụ huynh đóng gói 4 tỷ để con học từ lớp 1 đến 12. Sau khi con tốt nghiệp hoặc chuyển trường, họ sẽ được trả lại.
Cách thứ hai là phụ huynh đóng gói 2 tỷ cho con học trọn khóa, không được hoàn lại. Cuối cùng, phụ huynh có thể chọn đóng theo tiến độ học tập của con em.
Theo bà Lê Thụy Mỵ Châu, Phó Giám đốc Sở, từ năm 2019 đến cuối tháng 9 năm ngoái, AISVN ký tổng cộng 1.231 hợp đồng dạng hoàn lại. Trong đó, trường đã quyết toán 328 gói, trả lại phụ huynh 740 tỷ đồng. Trường còn 900 gói đang có hiệu lực.
Số phụ huynh đóng theo gói 2 tỷ là 244 người, 6 người chọn đóng theo tiến độ.
Sau thời gian hoạt động và vận hành, trường Quốc tế Mỹ báo lỗ từ 2008 đến nay. Đỉnh điểm vừa qua, nhà trường không có tiền để trả lương, bảo hiểm cho giáo viên nên họ nghỉ dạy. Có thời điểm tới 50% giáo viên của trường đã nghỉ dạy.
Hiện Sở Giáo dục- Đào tạo TP. HCM đã thành lập tổ công tác liên ngành giải quyết sự việc và thành lập tài khoản đồng sở hữu gồm Sở, phụ huynh và nhà trường để cùng giám sát hoạt động chi.
Đến nay, có hơn 1.000 phụ huynh đồng ý cho con đi học lại, nhưng tới thời điểm hiện nay mới 512 phụ huynh đồng ý và đóng số tiền 21,8 tỷ đồng để chi trả lương cho giáo viên. Dự kiến ngày 4/4 (thứ 5), học sinh trường Quốc tế Mỹ sẽ đi học trở lại.
Vụ việc hơn 1.200 học sinh Trường Quốc tế Mỹ (AISVN) phải gián đoạn việc học vì trường nợ lương, giáo viên đình công đã cho thấy lỗ hổng pháp lý trong quản lý loại hình cơ sở giáo dục ngoài công lập cũng như các quy định về vấn đề đầu tư, khả năng tài chính của loại hình trường này.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước có hơn 4.000 cơ sở giáo dục ngoài công lập với nhiều mức học phí khác nhau, trong đó có các trường quốc tế.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.