'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trường muốn phụ huynh đóng thêm tiền
Tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Út Em - Chủ trường AISVN bày tỏ mong muốn giữ trường, muốn đảm bảo quyền lợi các gói đầu tư của phụ huynh.
Bà Út Em lên tiếng kêu gọi phụ huynh đóng góp 125 tỷ đồng hỗ trợ để giải quyết khó khăn tài chính, duy trì vận hành đến cuối năm học. Tùy thuộc vào khối lớp, nội dung chương trình học, phụ huynh sẽ đóng các mức khác nhau từ 9,5 đến 25 triệu đồng/tháng.
Theo tính toán của trường, nhà trường dự kiến khoản chi 125 tỷ đồng để hoàn thành chương trình năm học này.
Trong đó, tổng nợ chi lương, vận hành của trường ở các tháng 1, 2, 3/2024 hiện nay là khoảng 48 tỷ đồng; tổng dự tính chi phí vận hành của trường tháng 4-6/2024 là 77 tỷ đồng.
Nếu phụ huynh thống nhất được phương án chung tay này, Sở Giáo dục- Đào tạo TP. HCM sẽ tổ chức các tổ tài chính cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh trường vận hành thu và chi định kỳ để trường hoạt động đến cuối năm học, nhằm đảm bảo việc học tập của học sinh.
Mỗi khối lớp cử ra một đại diện để tham gia tổ tài chính nhằm rà soát các khoản chi của kế toán nhà trường như thế có phù hợp không, trên tinh thần các sở ngành yêu cầu là chi một cách tinh gọn nhất, tập trung những hạng mục thiết thực nhất để vận hành nhà trường.
Giám đốc Sở cũng nhấn mạnh, từ giờ đến cuối năm chỉ tập trung cho các khoản chi thiết yếu đủ để vận hành nhà trường gồm chi cho đội ngũ thầy cô giáo, bảo hiểm xã hội, chi phí xe đưa đón học sinh, các thiết bị phục vụ dạy học…
Có phụ huynh đồng tình với phương án này để giải quyết vấn đề học tập cho học sinh đến hết năm học 2023-2024.
Nhưng cũng có phụ huynh cũng phản đối với phương án đóng thêm tiền khi trước đó họ đã đóng học phí cho con theo gói đầu tư suốt thời gian học ở đây. Đã có gia đình phải vay mượn ngân hàng, thậm chí bán nhà để đóng tiền học theo gói đầu tư cho con vào trường.
Nhiều phụ huynh cũng nhắc lại trước đó, sau khi phụ huynh lên tiếng đòi nợ trường vào tháng 9/2023, bà Nguyễn Thị Út Em cũng đã kêu gọi phụ huynh đóng góp bổ sung các khoản phí thường niên cho năm học 2023-2024.
Khi đó, nhiều phụ huynh, kể cả những người đã đóng học phí trọn gói cho con học trường theo gói đầu tư cũng tiếp tục đóng tiền để vận hành nhà trường, để duy trì việc học cho con. Nhưng trường tiếp tục rơi vào khó khăn tài chính, nợ lương giáo viên, không có chi phí vận hành.
Thiếu hụt dòng tiền tạm thời
Tại cuộc họp, theo đại diện Công ty cổ phần Giáo dục quốc tế Mỹ AIS, thời gian qua, công ty gặp khó khăn trong việc quản lý vận hành do tình hình tài chính khó khăn, lỗ, thiếu hụt tiền.
Nguyên nhân chính là do công ty đã đầu tư chi phí lớn cho các công trình xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị trong trường từ vốn của chủ đầu tư và nguồn vốn huy động của phụ huynh.
Hằng năm, nhà trường vẫn thường xuyên chi kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất, đóng các chi phí chương trình tú tài quốc tế (IB) trong khi các khoản này nhà trường không thu bù phụ huynh trong nhiều năm qua. Nhà trường chi khoản kinh phí lớn cho hoạt động của tuyến xe buýt dài hạn miễn phí đưa đón học sinh.
Với dự kiến công năng khoảng 4.000 học sinh nhưng thực tế nhà trường chỉ mới tuyển được gần 1/2 số lượng.
Về phương án ngắn hạn, bà Út Em đề nghị xin hỗ trợ từ phụ huynh, là khoản chênh lệch để bù giá học phí mà thời gian qua bà không bù nổi.
Còn về dài hạn, phương án mà bà Út Em đưa ra là cổ phần hóa doanh nghiệp. Phụ huynh đóng tiền, thực tế sẽ là hợp đồng góp vốn, dân sự, phù hợp với pháp luật. Khi cổ phần hóa thì phụ huynh được hưởng giá trị cổ phần tương đương. Với các khoản vay từ đợt 1 cho đến nay, ai có nhu cầu thì sẽ chuyển tiền thành cổ phần. Nếu không thì khi nhà trường có phương án, như bán cổ phần, sẽ trả lại.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.