Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Đó là nội dung đáng chú ý trong Thông tư số 07/2024 do Bộ Công Thương vừa ban hành về quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
Thông tư trên áp dụng đối với nhà máy điện hoạt động tại Việt Nam đấu nối với hệ thống điện quốc gia; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Thông tư số 07/2024 không áp dụng đối với các đối tượng sau: Nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu, nhà máy thủy điện nhỏ áp dụng biểu giá chi phí tránh được, nhà máy điện độc lập được đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), nhà máy điện và tổ máy cung cấp dịch vụ phụ trợ; nhà máy điện áp dụng cơ chế giá mua điện tại các văn bản của cấp có thẩm quyền.
Cụ thể, Thông tư số 07/2024 cho biết nguyên tắc xác định giá phát điện của nhà máy điện được xây dựng trên cơ sở các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ của chủ đầu tư trong toàn bộ đời sống kinh tế dự án; tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính không vượt quá 12%.
Theo quy định, giá phát điện của nhà máy điện, bao gồm: giá hợp đồng mua bán điện; giá đấu nối đặc thù (nếu có) do bên mua - bán thỏa thuận theo phương pháp được quy định tại thông tư này.
Giá phát điện chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên nước, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tiền dịch vụ môi trường rừng, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và đối với nước thải công nghiệp (áp dụng đối với nhà máy nhiệt điện) và các khoản thuế, phí, các khoản thu bằng tiền khác theo quy định.
Trong khi đó, giá hợp đồng mua bán điện năm cơ sở không vượt quá khung giá phát điện năm cơ sở của nhà máy điện do Bộ Công Thương ban hành, trong đó giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy điện để so với khung giá phát điện năm cơ sở được tính toán trên cơ sở các thành phần chi phí tương ứng với thành phần chi phí tính toán khung giá phát điện.
Trường hợp năm cơ sở của nhà máy điện không có khung giá phát điện, giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy điện được tính toán quy đổi trên cơ sở các thành phần chi phí tương ứng để so với khung giá phát điện của năm gần nhất của loại hình nhà máy điện đó.
Bên cạnh đó, Thông tư số 07/2024 cũng quy định phương pháp xác định giá hợp đồng mua bán điện năm cơ sở của nhà máy điện; phương pháp xác định giá cố định bình quân của nhà máy điện; phương pháp xác định giá vận hành và bảo dưỡng của nhà máy điện; phương pháp xác định giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện…
Ngoài ra, Thông tư cũng hướng dẫn phương pháp xác định giá phát điện của các nhà máy đã vận hành thương mại; phương pháp xác định giá hợp đồng mua bán điện theo từng năm của hợp đồng; quy định về kiểm tra hợp đồng mua bán điện và trách nhiệm của các bên liên quan.
Thông tư số 07/2024/TT-BCT có hiệu lực từ 1/6/2024.
Đối với các hợp đồng mua bán điện đã ký kết trước 1/6/2024, bên bán và bên mua tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán điện đã ký đến hết thời hạn hợp đồng.
Với các dự án điện đã ký kết hợp đồng mua bán điện theo phương pháp quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BCT, Thông tư số 51/2015/TT-BCT và các dự án điện mới khởi công trước ngày 19/9/2017, khi có vốn đầu tư quyết toán bên bán và bên mua có quyền đề nghị được thực hiện tính lại giá phát điện theo vốn đầu tư quyết toán được duyệt theo quy định tại Điều 15 thông tư này.
Đối với nhà máy điện đã ký kết hợp đồng mua bán điện, bên bán và bên mua có quyền đàm phán, thống nhất sửa đổi hợp đồng mua bán điện theo quy định tại thông tư này.
Đối với từng giai đoạn thị trường điện, bên bán và bên mua có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung các điều khoản tại hợp đồng mua bán điện cho phù hợp với quy định từng cấp độ thị trường điện.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.