Quyền chi phối doanh nghiệp: Chìa khóa mở cánh cửa thoái vốn nhà nước?

Việt Anh - 19/09/2020 14:22 (GMT+7)

(VNF) - Đối với nhóm doanh nghiệp phi nhà nước, chỉ cần một bức tranh tài chính tươi sáng và khỏe mạnh là hoàn toàn có thể thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Điều dung dị này lại là mơ ước các doanh nghiệp có vốn nhà nước, bởi họ có làm ăn khấm khá, khởi sắc đến mấy thì lúc bán vốn... vẫn chẳng ai mua.

VNF
Quyền chi phối doanh nghiệp: Chìa khóa mở cánh cửa thoái vốn nhà nước

Quyền chi phối trong doanh nghiệp nhà nước

Trong thương vụ thoái vốn nhà nước "đình đàm" ở Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) cuối năm 2017, nhà nước đã thu về hơn 110.000 tỷ đồng, xấp xỉ 4,8 tỷ USD - một con số khổng lồ, phản ánh sự thành công rõ nét của bên chuyển nhượng. Trường hợp "hi hữu" này xảy ra trong giai đoạn doanh nghiệp Sabeco kinh doanh rất tốt, lãi ròng hàng năm lên tới gần 5.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, liệu sự thành công của thương vụ Sabeco có hoàn toàn đến từ kết quả kinh doanh ấn tượng hay không?

Khi xét ở một góc nhìn kĩ lưỡng, với 110.000 tỷ đồng bỏ ra, nhà đầu tư đã có trong tay 53% vốn của Sabeco, đồng nghĩa với việc nắm toàn quyền chi phối công ty có tài sản lên tới 22.000 tỷ đồng và chiếm nửa thị phần bia trong nước (tính tại thời điểm năm 2017).

Để làm rõ nét hơn vấn đề này, phải kể đến trường hợp thoái vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Domesco (HoSE: DMC). Doanh nghiệp dược phẩm này ăn nên làm ra trong giai đoạn 2016 - 2019, mỗi năm thu lãi ròng hơn 200 tỷ đồng, EPS tăng từ 4,86 - 6,7. Thế nhưng, khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức bán đấu giá toàn bộ lô 12 triệu cổ phần DMC đang sở hữu, tương đương 34,7% vốn, thì lại không có nhà đầu tư nào tham gia?!

Mặc dù giá khởi điểm SCIC đưa ra cho lô cổ phần DMC cao hơn thị giá 35%, tuy nhiên giới quan sát cho rằng nguyên nhân thất bại của thương vụ này chủ yếu tới từ quyền chi phối doanh nghiệp tại DMC.

Với 34,7% vốn, nhà đầu tư sẽ không nắm được quyền phủ quyết các vấn đề quan trọng tại công ty (tối thiểu 36%), trong khi đó quyền chi phối toàn doanh nghiệp đã có chủ, khi Tập đoàn Abbott (Mỹ) nắm giữ 51% vốn điều lệ DMC.

Một diễn biến tương tự là phiên đấu giá "ế ẩm" của SCIC tại Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) mới đây. Hồi tháng 8, toàn bộ lô 46 triệu cổ phần FPT, tương ứng 6% vốn điều lệ đã không nhận được bất kỳ sự quan tâm nào của giới đầu tư, mặc dù bức tranh tài chính nửa đầu năm 2020 của FPT rất tươi sáng, doanh thu đạt 13.611 tỉ đồng và lãi sau thuế hơn 2.020 tỉ đồng, lần lượt tăng 9% và 13% so với cùng kỳ 2019.

Đặc biệt, FPT là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ - chịu ít tác động nhất từ đại dịch, đồng thời giá khởi điểm SCIC đưa ra xấp xỉ thị giá lúc bấy giờ, chỉ là 49.400 đồng/cổ phần.

Có thể thấy, điểm chung của các doanh nghiệp trên là có hoạt động sản xuất kinh doanh lạc quan, nhưng số cổ phần thoái vốn không đem lại cho nhà đầu tư quyền chi phối doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Chí Thành, Tổng giám đốc SCIC, nhận định việc thực hiện thoái vốn nhà nước còn lại theo kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020 không hề đơn giản. Không chỉ vướng mắc trong quy định hiện hành, thực tế còn cho thấy, tiến độ thoái vốn nhà nước tại các đơn vị mà tỷ lệ nhà nước nắm giữ thấp hoặc giá trị phần vốn nhà nước sở hữu nhỏ, chỉ khoảng chục tỷ đồng là rất khó.

Chuyển nhượng vốn nhà nước hay chuyển nhượng quyền chi phối doanh nghiệp?

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có công văn "tuýt còi" tập đoàn bảo hiểm HDI Global SE (HDI), doanh nghiệp đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại HDI-Platz 1, 30659 Hannover, Cộng hòa Liên bang Đức.

Văn bản của UBCKNN nêu rõ, HDI đã trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin, vi phạm tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng. 

Đối với hành vi che giấu quyền sở hữu thực sự, theo nhận định của UBCKNN, tại thời điểm HDI ký hợp đồng đăng ký mua trái phiếu (ngày 31/08/2017) với Công ty Cổ phần đầu tư Đường Mặt Trời (Sunway), Công ty Cổ phần PVI (HNX: PVI) đã thông qua nghị quyết hội đồng quản trị về việc nới room nhà đầu tư nước ngoài lên tối đa 100%.

Tuy nhiên, do vẫn còn các ngành nghề bị giới hạn nên đến năm 2019 việc nới room mới hoàn tất. Thời điểm này, có 2 tổ chức nước ngoài sở hữu tổng cộng 47,32% vốn điều lệ của PVI (HDI chiếm 35,7% và Công ty Funderburk Lighthouse Ltd chiếm 11,5%).

Do vậy, trường hợp HDI trực tiếp mua 12 triệu cổ phiếu PVI (5%) - đây là số phiếu được hoán đổi theo hợp đồng đăng ký mua trái phiếu với Sunway - sẽ dẫn tới HDI vi phạm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đại chúng.

Theo kết quả xác minh, HDI đã sử dụng phương thức mua trái phiếu của Sunway rồi nhận thế chấp là cổ phiếu PVI của Sunway. Bên cạnh đó, nội dung hợp đồng đăng ký mua trái phiếu của HDI và Sunway thể hiện số tiền thu được từ giao dịch đăng ký mua trái phiếu với mục đích duy nhất là mua cổ phần PVI.

Như vậy, HDI có toàn quyền quyết định, định đoạt, sử dụng, biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông PVI và hưởng cổ tức đối với cổ phần PVI mà Sunway nắm giữ. Đáng chú ý, HDI cũng thâu tóm xong toàn bộ cổ phiếu PVI thông qua Funderburk Lighthouse Ltd từ năm 2018.

Qua câu chuyện HDI thâu tóm gián tiếp 54,6% cổ phiếu PVI, có thể thấy tồn tại hiện tượng nhà đầu tư "đi đêm" để thâu tóm quyền chi phối tại doanh nghiệp.

Điều này sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng tới quá trình thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong trường hợp của PVI, đại diện sở hữu vốn nhà nước là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) sở hữu 36% vốn điều lệ.

Vấn đề này đã nhiều lần được người đại diện vốn tại PVI báo cáo lên PVN, khi nhấn mạnh: "Để đảm bảo việc thoái vốn thành công thì việc nắm quyền chỉ đạo của PVN thông qua người đại diện phần vốn tại PVI trong công tác quản trị doanh nghiệp tại HĐQT là yếu tố sống còn".

Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện nay vẫn đang có sự nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm lẫn về khái niệm chuyển nhượng vốn nhà nước và chuyển nhượng quyền chi phối doanh nghiệp - đó là hai trường hợp xảy ra tại các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình thoái vốn nhà nước.

Trong trường hợp doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm hơn 51%, khi tiến hành thoái vốn, phải hiểu là bán quyền chi phối doanh nghiệp. Tương tự, trường hợp phần vốn nhà nước ít hơn 51% và nhiều hơn 36% vốn điều lệ thì cũng là đang bán quyền chi phối tại doanh nghiệp (do tỷ lệ sở hữu 36% có quyền phủ quyết các vấn đề quan trọng), vì vậy phải tính toán kĩ lưỡng nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho nhà nước.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

(VNF) - Mọc lên tại những vị trí đắc địa, quán nhậu Tự Do đang dần trở thành một trong những hệ thống quán nhậu lớn hàng đầu tại Hà Nội với hàng chục sơ sở lớn nhỏ.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.