Ra mắt ấn phẩm 'Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar'

Bình An - 31/05/2023 07:34 (GMT+7)

(VNF) - Trong xu thế toàn cầu hóa, đầu tư trực tiếp qua biên giới (FDI) đã trở thành một yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế thế giới, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển, nơi thiếu vốn đầu tư và công nghệ; đồng thời, hỗ trợ giải quyết những khó khăn nội tại ở các nước phát triển, nơi đang thừa vốn, nhưng thiếu thị trường và các nguồn tài nguyên chiến lược… Đặc san 'Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar' sẽ mang đ

VNF
1

Đưa vốn xuất ngoại

Nhiều năm qua, cùng với việc đẩy mạnh thu hút FDI, Việt Nam cũng đã cho phép các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác tài sản chiến lược, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, mở rộng quan hệ cộng đồng, ngoại giao nhân dân…, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp Viêt Nam nói riêng; đồng thời, giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng, hiệu quả vào nền kinh tế thế giới, chung tay với bạn bè quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng.

Trong giai đoạn 1999-2004, hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu khởi động. Nghị định số 22/1999/NĐ-CP được ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp triển khai dự án OFDI. Có 42 dự án OFDI được cấp giấy phép trong giai đoạn này đang còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký (kể cả điều chỉnh tăng vốn) đạt 1,34 tỷ USD, chiếm gần 6,2% tổng vốn OFDI của Việt Nam (lũy kế đến hết năm 2022).

Giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn bùng nổ đầu tư ra nước ngoài, sau khi Luật Đầu tư 2005 được thông qua và Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành. Trong giai đoạn này có 341 dự án đang còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 10,1 tỷ USD, chiếm 46,5% tổng vốn OFDI của Việt Nam.

Tiếp đó, trong giai đoạn 2010-2016, OFDI tiếp tục duy trì ở mức cao, với 512 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký tính tới hết năm 2022 đạt hơn 7,5 tỷ USD, chiếm 34,7% tổng vốn OFDI của Việt Nam. Còn trong giai đoạn từ 2017-2022, đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam có xu hướng suy giảm, mặc dù số dự án OFDI tăng cao so với giai đoạn trước, số vốn đăng ký chỉ đạt 2,73 tỷ USD, chiếm 12,6 % tổng vốn OFDI của Việt Nam. Tính đến hết năm 2022, Việt Nam đã thu hút được 438,7 tỷ USD vốn FDI qua 36.278 dự án; đồng thời, thực hiện đầu tư ra nước ngoài 21,7 tỷ USD, với 1604 dự án.

Nhìn lại chặng đường các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài một phần tư thế kỷ vừa qua, có thể nhận thấy sự cẩn trọng của một quốc gia đang phát triển, cố gắng hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, nhưng vẫn còn e ngại về quy mô nền kinh tế và trình độ phát triển của mình.

Sự quá thận trọng trong việc điều chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách và những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã làm giảm đi khát vọng “vươn ra biển lớn” của các doanh nghiệp Việt để phát triển thành doanh nghiệp toàn cầu, làm chậm lại quá trình phát triển và làm giảm hiệu quả của đầu tư ra nước ngoài.

Tuy đã đạt được những thành công bước đầu khi một số các tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam tạo được ấn tượng trên thị trường quốc tế, mang được lợi nhuận về nước, gây dựng được thương hiệu ở nước ngoài (như Viettel, TH, FPT, KN, Vinamilk, NutiFood…) vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ quốc tế, thậm chí có doanh nghiệp đã phải trắng tay về nước.

Nhìn lại để hướng tới

Theo ông Chu Công Phùng, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Myanmar, với mục đích giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về thực trạng OFDI của Việt Nam trong mối tương quan với các quốc gia khác trên thế giới và những vấn đề cần giải quyết để tăng cường đầu tư ra nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã vạch ra, Hội Hữu nghị Việt Nam – Myanmar phối hợp với Công ty TNHH Viện Nghiên cứu Đầu tư quốc tế (ISC) và Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance biên soạn và phát hành cuốn sách “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar”.

Những kết quả đã đạt được và những vấn đề tồn tại, hạn chế đối với OFDI của Việt Nam hiện nay là gì? Khắc phục các tồn tại, hạn chế đó ra sao, để tiếp tục hội nhập thành công, bền vững với hiệu quả cao cho cả Việt Nam và nước tiếp nhận đầu tư? Quan điểm và định hướng đầu tư ra nước ngoài, cũng như quản lý và tổ chức thực hiện OFDI của Việt Nam trong giai đoạn tới nên như thế nào… đang là những vấn đề lớn cần được giải đáp.

Theo TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, mục đích xuất bản cuốn sách: “Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar” nhằm cung cấp những thông tin cần thiết để các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp đã và đang có kế hoạch đầu tư ra nước ngoài nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) đối với các nước đang phát triển như Việt Nam và thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong 24 năm qua (1999-2022); đưa ra các khuyến nghị với Chính phủ về định hướng và giải pháp thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ nay đến năm 2030.

“Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, với góc nhìn từ một nước đang phát triển. Trong điều kiện dữ liệu về OFDI toàn cầu năm 2022 chưa được công bố chính thức bởi các tổ chức quốc tế có uy tín, dữ liệu về OFDI của Việt Nam còn bất cập và chưa đầy đủ, các tác giả đã thu thập và sử dụng dữ liệu công bố chính thức bởi nhiều nguồn khác nhau như: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Báo cáo Đầu tư thế giới của UNCTAD, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và thông tin, số liệu khảo sát thực tế tại Myanmar. Các thông tin, dữ liệu được cập nhật theo từng nội dung đến mức cao nhất có thể”, TS. Phan Hữu Thắng cho biết.

Đặc san 'Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar' dày 300 trang, in khổ 21x28cm trên giấy couche 4 màu, chính thức ra mắt bạn đọc vào ngày 31/5/2023. Giá bán: 198.000 đồng/cuốn. 

Liên hệ đặt mua: Cô Thu Trang, điện thoại: 0989631133. 

Email: toasoan@vietnamfinance.vn.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bán công ty làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest báo lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán công ty làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest báo lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.