Rủi ro đe dọa ngân hàng: Nợ xấu tăng lên, dự phòng suy giảm

Minh Anh - 14/11/2023 14:24 (GMT+7)

(VNF) - Dù nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng mạnh nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu tạo áp lực và có thể gây rủi ro cho toàn hệ thống.

VNF

Nợ xấu gia tăng

Tình hình kinh tế trong và ngoài nước khó khăn khiến nợ xấu của ngành ngân hàng tăng mạnh từ cuối năm 2022 đến nay.

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III, nợ xấu ngành ngân hàng tiếp tục gia tăng. Tính đến ngày 30/9/2023, tổng nợ xấu 28 ngân hàng tăng 49,5% so với số đầu năm lên 201.849 tỷ đồng.

Đáng chú ý, nợ xấu tại tất cả ngân hàng đều tăng. Một số ngân hàng tăng gấp 2-3 lần. Trong đó, có nhiều nhà băng có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ vượt mức 3%.

Về cơ cấu nợ xấu, tăng mạnh nhất là nợ nghi ngờ (nhóm 4) với tỷ lệ 119%, kế đến là nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) tăng 69% và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng thấp nhất với 12%. Nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) đã có sự cải thiện so với hai quý liền trước nhưng vẫn tăng tới 38,2% nếu so với thời điểm cuối năm 2022.

Điểm tích cực là các khoản nợ quá hạn bắt đầu hạ nhiệt trong quý III. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cầu của nền kinh tế vẫn còn yếu, có khả năng phần tỷ lệ nợ quá hạn được chuyển sang nợ xấu sẽ tiếp tục tăng trong quý IV.

Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng. Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành tăng lên mức 2,25%, tăng 0,64 điểm % so với cuối năm ngoái. Nếu như thời điểm cuối năm ngoái, có tới 6 ngân hàng giữ được tỷ lệ nợ xấu ở dưới 1% thì tới cuối quý III năm nay, chỉ còn 1 ngân hàng duy trì được mức này.

Nợ xấu cũng khác nhau giữa các nhóm ngân hàng. Trong khi nợ xấu ở nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước được duy trì ổn định thì nợ xấu tại các ngân hàng thương mại tư nhân tăng mạnh.

Các ngân hàng có vốn nhà nước có tỷ lệ nợ xấu tăng thấp nhất trong quý III. Tuy nhiên, trong khi nợ xấu của VietinBank và BIDV tăng nhẹ thì nợ xấu của "ông lớn" Vietcombank - ngân hàng thường nằm trong nhóm có chất lượng tài sản tốt trong ngành - lại tăng mạnh. Mức nợ xấu của Vietcombank đã tăng từ cuối năm 2022 là 0,68% lên 1,21%. Sau 3 quý, "anh cả" ngân hàng quốc doanh có thêm hơn 6.500 tỷ đồng nợ xấu.

VietinBank là ngân hàng có mức tăng nợ xấu thấp nhất (tăng 20% so với đầu năm) trong 3 ngân hàng thuộc nhóm Big4 với gần 19.000 tỷ đồng. Còn BIDV là ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất với 26.394 tỷ đồng, tăng 50% so với cuối năm trước.

Nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân có nợ xấu tăng khá cao. Trong đó, các ngân hàng tư nhân chuyên cho vay doanh nghiệp tăng mạnh nhất. Nếu như cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tư nhân chuyên cho vay doanh nghiệp chỉ xấp xỉ các ngân hàng có vốn nhà nước (khoảng 1,4%) thì đến cuối quý III/2023, tỷ lệ này đã tăng lên 2,3%.

Nhóm các ngân hàng tư nhân chuyên cho vay doanh nghiệp cũng là những ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao kể từ đầu năm và một tỷ trọng lớn dư nợ được đổ vào các doanh nghiệp lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Một số ngân hàng có mức tăng trưởng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản tính đến cuối quý III cao là SHB (hơn 100%), Techcombank (hơn 50%), MBBank (hơn 50%).

Nhóm ngân hàng thương mại tư nhân chuyên cho vay bán lẻ có nợ xấu tăng nhanh trong 2 quý đầu năm 2023 thì đến quý III đã giảm dần và bắt đầu duy trì ổn định.

Bộ đệm dự phòng ngày càng mỏng

Dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý III nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo áp lực trong những quý tiếp theo.

Dữ liệu từ WiChart cho hay, số dư dự phòng rủi ro vào cuối quý III của các ngân hàng niên yết ở mức 196.550 tỷ đồng, tăng 16,6% so với đầu năm. Trong khi số dư nợ xấu lại tăng 52,7%, lên gần 210.000 tỷ đồng.

Việc này dẫn đến tỷ lệ bao phủ nợ xấu của những ngân hàng trên đã giảm từ 123% vào cuối năm 2022 xuống còn 94% vào cuối quý III/2023. Vào quý I/2022, tỷ lệ bao phủ nợ xấu từng đạt đỉnh là 148%.

Các ngân hàng không bắt buộc phải trích lập toàn bộ 100% nợ xấu. Nhưng nếu chất lượng tài sản tiếp tục xấu đi thì áp lực dự phòng chắc chắn sẽ tăng lên trong các quý tiếp theo.

Theo WiChart, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng niêm yết trong quý III là gần 30.500 tỷ đồng, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chất lượng tài sản đang xấu đi nhanh chóng.

Trong khi đó, các chuyên gia phân tích của Chứng khoán Vietcap cho rằng các ngân hàng có thể đã sử dụng bộ đệm dự phòng để giảm bớt áp lực dự phòng trong bối cảnh biên lãi thuần (NIM) giảm mạnh. 

Trong quý III, Sacombank vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng hơn 36% nhờ chi phí dự phòng giảm tới gần 66% trong khi cả thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi đều đi xuống. Lợi nhuận của Saigonbank cũng tăng trưởng nhờ cắt giảm một nửa chi phí dự phòng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc cắt giảm chi phí dự phòng để bù lại phần giảm thu nhập từ các mảng hoạt động kinh doanh chính sẽ không duy trì được lâu dài, sẽ đến lúc phải đưa vào chi phí.

Nhiều người lo ngại nợ xấu tăng nhưng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lại có xu hướng giảm có thể gây rủi ro cho toàn hệ thống.

TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng Bộ môn Tài chính - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, rủi ro là khó tránh nếu nợ xấu tăng, tỷ lệ bao phủ dự phòng giảm. Nhưng hiện nay, các ngân hàng cũng dần cạn “của để dành” để trích lập thêm dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động trong năm nay lại khá cao nên buộc lòng trích giảm dự phòng.

Theo TS. Nguyễn Hữu Huân, nợ xấu ngân hàng cuối quý III dù tăng cao nhưng vẫn chưa đạt đỉnh. Nợ xấu sẽ tiếp tục tăng, đỉnh nợ xấu có thể vào cuối quý IV/2023 hoặc sang đầu năm 2024.

Giới phân tích nhận định, nợ xấu của ngành ngân hàng tăng lên do nền kinh tế không thuận lợi.

Bên cạnh đó, tình trạng trì trệ của thị trường bất động sản hiện nay có thể dẫn tới việc hình thành nợ xấu trong các khoản cho vay mua nhà. 

Trong bối cảnh thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn, nhóm ngân hàng có tỷ trọng phân bổ tín dụng cao vào nhóm kinh doanh bất động sản có thể đối diện với rủi ro nợ xấu gia tăng. Đồng thời, các gân hàng cũng gặp nhiều áp lực trong việc giải quyết nợ xấu, khi phần lớn tài sản đảm bảo đều là bất động sản.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

(VNF) – Quý I/2024, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HoSE: HDC) đã lập kỷ lục về lợi nhuận, nhưng đó là kỷ lục lợi nhuận sau thuế thấp nhất lịch sử.

Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình nợ thuế 1.150 tỷ đồng

Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình nợ thuế 1.150 tỷ đồng

Tính đến ngày 31/3/2024 là Công ty cổ phần Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình (địa chỉ thôn Thanh Cù, Xã Nhuận Trạch, Huyện Lương Sơn) nợ trên 1.150 tỷ đồng. Đứng đầu trong các DN nợ thuế của tỉnh Hòa Bình

Bắc Giang: Đầu tư gần 3.900 tỷ làm công viên nghĩa trang rộng 150ha

Bắc Giang: Đầu tư gần 3.900 tỷ làm công viên nghĩa trang rộng 150ha

Nhà đầu tư dự án Khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng, huyện Lục Nam (Bắc Giang) là Công ty cổ phần Công viên tâm linh Tâm Điền - Tây Yên Tử.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.