'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy, từ cuối năm 2017 đến nay, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam để nhập khẩu giấy bao bì và tìm cách liên doanh sản xuất bột giấy tái chế - tức đánh tơi giấy phế liệu thành bột, sau đó sàng lọc rồi xeo thành tấm, cuộn hay ép thành khối bột giấy – xuất về Trung Quốc. Như vậy, bột giấy sạch được đưa về Trung Quốc còn rác ở lại Việt Nam.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do Chính phủ Trung Quốc siết chặt việc kiểm soát ô nhiễm môi trường, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó có sản xuất giấy.
Cụ thể từ năm 2012 đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng với công nghệ hiện đại cũng như đầu tư ra nước ngoài để xuất khẩu về lại Trung Quốc. Song song với đó, chính phủ nước này cũng loại bỏ dần các nhà máy giấy quy mô nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
Mặt khác, từ cuối năm 2017, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu 27 mặt hàng phế liệu, trong đó có giấy phế liệu hỗn hợp. Từ ngày 1/1/2018, Trung Quốc quy định tạp chất lẫn trong giấy phế liệu nhập khẩu vào nước này phải dưới 0,5% (tiêu chuẩn thế giới là 1,5%) và thắt chặt việc cấp phép nhập khẩu giấy phế liệu.
Với một loạt động thái trên, các doanh nghiệp Trung Quốc rơi vào tình cảnh thiếu nguyên liệu để sản xuất, thiếu hụt giấy thành phẩm, đặc biệt là giấy bao bì. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hướng hoạt động sang Việt Nam.
Theo đánh giá của Hiệp hội Giấy và Bột giấy, việc đầu tư sản xuất bột giấy tái chế để xuất khẩu có tác động rất xấu đến các doanh nghiệp giấy trong nước.
Cụ thể, hoạt động này làm giảm cơ hội xuất khẩu giấy thành phẩm sang Trung Quốc; giấy các doanh nghiệp FDI làm ra cũng sẽ tập trung tiêu thụ ở thị trường nội địa, khiến doanh nghiệp Việt Nam khó giữ thị phần; các doanh nghiệp FDI có lợi thế trong tranh giành thị trường giấy phế liệu nhập khẩu và thu gom trong nước, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam càng kém về cạnh tranh.
Đặc biệt, tình trạng bột giấy sạch đưa về Trung Quốc còn rác ở lại Việt Nam sẽ lan rộng và khó kiểm soát, tạo ra nguy cơ rất lớn về ô nhiễm môi trường.
Dù hiện tại, Hiệp hội Giấy và Bột giấy chưa tìm ra cơ sở sản xuất bột giấy tái chế để xuất vào Trung Quốc, song một số doanh nghiệp trong nước đã có dự định liên doanh với các doanh nghiệp Trung Quốc để thực hiện việc này. Một số doanh nghiệp FDI thậm chí còn đang thỏa thuận ký hợp đồng mua thiết bị đầu tư cho các dự án trên.
Do vậy, Hiệp hội Giấy và Bột giấy kiến nghị Bộ Công Thương có giải pháp cấm đầu tư sản xuất bột giấy tái chế nhằm mục đích xuất khẩu và cấm xuất khẩu bột giấy tái chế dưới mọi hình thức.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.