Sau ‘ngày đẫm máu’, chính quyền quân sự Myanmar cấm dùng đạn thật với người biểu tình

Thanh Tú - 02/03/2021 16:21 (GMT+7)

(VNF) - Sau “ngày biểu tình đẫm máu nhất” với 48 người thương vong, chính quyền quân sự Myanmar đã yêu cầu các lực lượng an ninh không dùng đạn thật khi đối phó với người biểu tình.

VNF
Quân đội Myanmar cho biết hơn 1.300 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình trên toàn quốc.

Thông báo yêu cầu lực lượng an ninh không sử dụng đạn thật được đưa ra trong một bản tin phát ra ngày 1/3 trên đài phát thanh quân đội Myanmar.

Trước đó, Hội đồng Quyền con người Liên Hợp Quốc (UNHRC) cho biết ngày 28/2 đã trở thành ngày đẫm máu nhất của làn sóng biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar, khi ít nhất 18 người tham gia bị cảnh sát bắn chết và hơn 30 người khác bị thương.

Những trường hợp tử vong được báo cáo ở một số thành phố (Yangon, Dawei và Mandalay) khi cảnh sát triển khai vòi rồng, hơi cay, đạn cao su và cả đạn thật với số lượng gấp nhiều lần các đợt trước để giải tán đám đông. Các vụ bắn chỉ thiên cảnh cáo cũng xuất hiện nhiều hơn.

Quân đội Myanmar cũng cho biết hơn 1.300 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình trên toàn quốc.

Việc lực lượng an ninh Myanmar nổ súng vào người biểu tình đã khiến nhiều nước lên án và đe dọa sẽ có phản ứng thiết thực.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 1/3 cảnh báo Washington sẽ có thêm hành động nếu các lực lượng an ninh Myanmar tiếp tục gây thương vong cho những người không có vũ trang, tấn công nhà báo và nhà hoạt động.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ý và chính phủ Đức cũng đã triệu tập Đại sứ Myanmar để để lên án cuộc trấn áp gây chết người nhắm vào người biểu tình, đồng thời yêu cầu chính quyền quân sự nước này kết thúc ngay lập tức tình trạng “trấn áp người biểu tình một cách bạo lực”.

Các ngoại trưởng ASEAN hôm nay (2/3) sẽ tổ chức cuộc họp trực tuyến đặc biệt để thảo luận tình hình Myanmar trong bối cảnh bạo lực leo thang tại Myanmar.

Ở động thái liên quan mới nhất, bà Aung San Suu Kyi (75 tuổi), lãnh đạo của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), ngày 2/3 đã xuất hiện trước phiên tòa được truyền hình trực tiếp từ thủ đô Naypyitaw sau 1 tháng bị quân đội bắt giữ.

Tới thời điểm hiện tại, bà Aung San Suu Kyi bị cáo buộc 4 tội danh, bao gồm: vi phạm luật thảm họa quốc gia và luật xuất nhập khẩu của Myanmar, phát tán thông tin có thể “gây sợ hãi hoặc làm rối loạn trật tự công cộng” và một tội danh thể theo luật viễn thông về cấp giấy phép cho các trang thiết bị.

Phiên xét xử tiếp theo đối với bà San Suu Kyi sẽ diễn ra vào ngày 15/3 tới.

Xem thêm >> Đức: Mỹ trừng phạt Dòng chảy phương Bắc 2 là ‘xâm phạm chủ quyền châu Âu’

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.