'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lầu Năm Góc ngày 26/2 xác nhận máy bay chiến đấu Mỹ đã không kích vào các địa điểm ở miền đông Syria gần biên giới với Iraq trong đêm 25/2.
Theo Đài quan sát nhân quyền Syria, vụ không kích đã khiến 22 dân quân thiệt mạng. Hầu hết những người thương vong thuộc Lữ đoàn Hezbollah của Iraq và lực lượng dân quân Syria.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết vụ không kích là "thông điệp rõ ràng" rằng Tổng thống Joe Biden sẽ "hành động để bảo vệ dân Mỹ và khi các mối đe dọa xuất hiện, ông có quyền hành động với thời gian và cách thức do mình lựa chọn".
Khi được hỏi về thông điệp của vụ không kích nhóm dân quân thân Iran tại Syria trong cuộc họp báo tại Houston ngày 26/2, ông Biden khẳng định đó là “một lời cảnh cáo”.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ là một "phản ứng quân sự tương xứng", đáp trả các cuộc tấn công nhằm vào các tài sản quân sự của nước này ở Iraq xảy ra trước đó vào giữa tháng 2.
Phía Mỹ cho biết các cuộc không kích được thực hiện sau các biện pháp ngoại giao bao gồm tham vấn với các đồng minh và là một thông điệp rõ ràng rằng chính quyền Joe Biden cam kết bảo vệ người Mỹ và các lực lượng đồng minh.
Đây là hoạt động quân sự đầu tiên do chính quyền Joe Biden thực hiện chống lại các nhóm Iran, khi nước này đang tìm cách nối lại đối thoại với Tehran do châu Âu làm trung gian với mục đích khôi phục thỏa thuận hạt nhân được ký kết vào năm 2015.
Nga đã lên tiếng chỉ trích cuộc không kích này là hành động vi phạm luật pháp quốc tế không thể chấp nhận được.
Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên minh Myanmar Thein Soe hôm 26/2 tuyên bố kết quả cuộc bầu cử quốc hội năm 2020 là không hợp lệ, sau cuộc họp với đại diện một số đảng chính trị tại Myanmar.
Theo Al Jazeera, ông Thein là nhân vật được quân đội Myanmar chỉ định làm vị trí trên.
Trước đó, ngày 1/2, quân đội Myanmar viện dẫn cáo buộc có gian lận bầu cử để tiến hành cuộc đảo chính, giành quyền điều hành đất nước. Quân đội cũng đã bắt nhiều quan chức từ chính quyền dân sự, bao gồm Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) - đảng giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm ngoái.
Ngày 26/2, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức phiên họp không chính thức thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Myanmar dưới sự chủ trì của Chủ tịch Volkan Bozkir.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Myanmar Kyaw Moe Tun kêu gọi LHQ "dùng bất kỳ biện pháp nào cần thiết để chống lại quân đội Myanmar", khôi phục nền dân chủ.
Đặc phái viên của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về tình hình Myanmar, bà Christine Schraner Burgener, cùng ngày 26/2 đã kêu gọi các nước không công nhận chính phủ quân sự Myanmar và làm mọi cách có thể để khôi phục nền dân chủ ở quốc gia này.
Ngày 26/2, Ủy ban Thuế quan thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc thông báo nước này sẽ tiếp tục miễn thuế bổ sung đối với 65 sản phẩm của Mỹ cho đến ngày 16/9/2021.
Trước đó, tháng 2/2020, Trung Quốc đã công bố danh sách 65 mặt hàng nhập khẩu của Mỹ được loại khỏi vòng đáp trả thuế quan thứ hai liên quan các biện pháp trong Mục 301 của Mỹ, có hiệu lực từ ngày 28/2/2020-27/2/2021.
Ở động thái liên quan mới nhất, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 18/2 cho biết Mỹ sẽ giữ nguyên các mức thuế áp với hàng hóa Trung Quốc như dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump và có thể sẽ điều chỉnh lại sau khi xem xét kỹ lưỡng.
Đề cập những lo ngại về các động thái của Trung Quốc liên quan thương mại, chuyển giao công nghệ bắt buộc và trợ cấp các ngành công nghệ cao, bà Janet Yellen cho biết, Mỹ đang trong quá trình đánh giá cách tiếp cận đối với Trung Quốc.
Ngày 26/02, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass đã kêu gọi các quốc gia nhanh chóng ký kết hợp đồng mua vaccine chống Covid-19 ngay từ thời điểm hiện tại để họ có thể sắp xếp lịch trình chuyển giao sớm nhất.
Phát biểu tại hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20, ông Malpass cũng cho rằng các quốc gia cần nỗ lực làm việc thông qua nhiều kênh khác nhau, trên cơ sở thúc đẩy sự minh bạch trong các hợp đồng giữa bên mua, nhà sản xuất và bên trung gian để đẩy nhanh các nỗ lực tiêm chủng toàn cầu.
Thống kê của Bloomberg tới ngày 12/2 cho thấy các quốc gia trên thế giới đã đặt 9,59 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 với hơn 130 hợp đồng. Nếu được phân phối đồng đều, con số này đủ để tiêm cho hơn một nửa dân số toàn cầu (hầu hết vaccine cần tiêm 2 liều).
Tuy nhiên, các nước giàu đã giành được những giao dịch mua vacine khổng lồ và thậm chí đang trên đà tích trữ số vaccine nhiều hơn 1 tỷ liều so với nhu cầu. Do đó, một số quốc gia thậm chí phải chờ tới năm 2022 hoặc muộn hơn mới mua được vaccine.
Xem thêm >> Ông Biden: ‘Mỹ không và sẽ không bao giờ công nhận Crimea là của Nga’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.