'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhiều ông chủ rời ngai
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, có nhiều dấu hiệu cho thấy sở hữu chéo ngân hàng đã giảm mạnh. Đó là tình trạng một ông chủ vừa làm lãnh đạo ngân hàng, vừa làm lãnh đạo doanh nghiệp sân sau giảm; các ngân hàng đã thoái mạnh vốn khỏi ngân hàng khác; hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn khỏi lĩnh vực ngân hàng.
“Tại đại hội đồng cổ đông của các ngân hàng vừa qua, không ít ông chủ nhà băng đã phải từ bỏ chức danh chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc của doanh nghiệp. Ngược lại, một số ông chủ doanh nghiệp cũng phải từ bỏ chức danh chủ tịch HĐQT tại nhà băng để đáp ứng yêu cầu của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi. Đây là một trong những ví dụ rõ ràng nhất cho thấy sở hữu chéo đã giảm”, ông Lực nói.
Bấy lâu nay, tình trạng một ông chủ vừa sở hữu ngân hàng, vừa sở hữu doanh nghiệp sân sau diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, hàng loạt ông chủ nhà băng như Dương Công Minh (Sacombank), Đỗ Quang Hiển (SHB), Đỗ Minh Phú (TPBank) đã từ bỏ chức danh chủ tịch HĐQT doanh nghiệp để toàn tâm, toàn ý cho ngân hàng. Ngược lại, ông Võ Quốc Thắng (Kienlongbank), ông Vũ Văn Tiền (ABBank) đã rời khỏi ngân hàng khi lựa chọn ở lại điều hành doanh nghiệp.
Hiện còn một số tập đoàn và ngân hàng có sở hữu chéo vượt tỷ lệ quy định như Vietcombank, Eximbank, MobiFone, VNPT… Tuy vậy, các doanh nghiệp này vẫn đang nỗ lực thoái vốn. Hiện Vietcombank đã thoái sạch vốn khỏi SaigonBank, OCB. Ngoài ra, 7-8 tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước đã “bán đứt” công ty tài chính trực thuộc cho các nhà băng.
Cũng theo ông Lực, thời gian gần đây, các ngân hàng niêm yết lên sàn ngày càng nhiều, mức độ minh bạch thông tin ngày càng cao hơn, đặc biệt là minh bạch thông tin về quản trị nội bộ, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông. Việc này giúp sở hữu chéo được giám sát tốt hơn.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, số cặp sở hữu chéo ngân hàng năm 2017 chỉ còn 2 (giảm 5 cặp so với 2 năm trước), sở hữu ngân hàng với doanh nghiệp chỉ còn 2 cặp so với 56 cặp trước đó. Chưa có số liệu cập nhật mới nhất, song với việc ông chủ ngân hàng - doanh nghiệp chỉ được chọn một ghế, chắc chắn số cặp sở hữu chéo đã được giảm thêm.
Vẫn phải giám sát các “ông chủ ngầm”
Có thể thấy, các cặp sở hữu chéo ngân hàng - ngân hàng hay ngân hàng - doanh nghiệp trên thị trường không còn nhiều. Song hàng loạt thương vụ M&A và làn sóng thay đổi lãnh đạo chủ chốt tại nhiều ngân hàng và tập đoàn… khiến nhiều người đặt câu hỏi: sở hữu chéo đã sút giảm hay thực ra đang trở nên tinh vi hơn?
Chưa có số liệu cập nhật, song với việc ông chủ ngân hàng - doanh nghiệp chỉ được chọn một ghế, chắc chắn số cặp sở hữu chéo đã được giảm thêm.
Thực tế, thời gian qua, một số ông chủ dù chuyển từ ngân hàng A sang ngân hàng B, song nhân sự của 2 ngân hàng sau đó có sự “trộn lẫn” khá phức tạp, khả năng một ông chủ thao túng 2 ngân hàng không phải là không có. Bên cạnh đó, một số ông chủ ngân hàng đã từ bỏ chức danh chủ tịch HĐQT hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp sân sau (đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản), song việc điều hành gián tiếp các doanh nghiệp này vẫn khá rõ ràng.
Chính vì vậy, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, dù Luật Các tổ chức tín dụng đã có tác dụng rất tốt trong minh bạch sở hữu, song các cơ quan chức năng vẫn không thể lơ là giám sát. Thực tế, rất nhiều trường hợp, một số cá nhân không nắm quyền lãnh đạo ngân hàng (thậm chí không có cổ phiếu tại ngân hàng đó), song thông qua một số nhóm người, vẫn đủ sức chi phối ngân hàng đó.
Nhìn nhận ở góc độ lạc quan hơn, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, đa phần các ngân hàng đã lên sàn, thông tin được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giám sát chặt chẽ. Hơn nữa, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính có thể kết nối được hệ thống máy tính của các ngân hàng để cập nhật số liệu và chấn chỉnh kịp thời.
Hơn nữa, cũng không nên coi một ông chủ ngân hàng nhảy sang làm chủ ngân hàng khác và đưa người của ngân hàng cũ vào là làm gia tăng sở hữu chéo. Muốn cải tổ một ngân hàng, một ông chủ không thể làm được điều đó, mà phải có ê kíp, việc họ chọn những cá bộ có năng lực ở ngân hàng cũ sang ngân hàng mới là phù hợp và dễ hiểu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.