'Sợi dây' có thể tăng kết nối Mỹ - Triều trước thềm thượng đỉnh tại Hà Nội

Thành Đạt - 15/02/2019 15:20 (GMT+7)

Giới phân tích cho rằng chính quyền Donald Trump nên thành lập một văn phòng đại diện tại Bình Nhưỡng trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều vào cuối tháng này để tăng cường sự kết nối.

VNF
Tổng thống Trump gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore năm 2018. (Ảnh: Reuters)

Khi Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un chuẩn bị tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh lần hai vào cuối tháng này, dư luận dành nhiều sự quan tâm về việc liệu Triều Tiên có những hành động cụ thể trong việc giải giáp chương trình vũ khí hạt nhân của nước này hay không. Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn đang diễn ra ở giai đoạn đầu, song vẫn chưa chắc chắn về việc liệu hai nước sẽ đi đến đâu và có thể đạt được kết quả gì.

Một trong những lý do dẫn tới sự thiếu chắc chắn của các cuộc đàm phán Mỹ - Triều là thông tin liên lạc giữa hai bên vẫn “nghèo nàn”, cùng với đó là những hiểu lầm từng xảy ra trước đây trong quan hệ song phương.

Theo Abby Bard, nhà nghiên cứu về Chính sách Quốc tế và An ninh Quốc gia tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ, Tổng thống Trump nên xem ý tưởng mở văn phòng đại diện của Mỹ tại thủ đô Bình Nhưỡng là vấn đề ưu tiên trong chương trình nghị sự của cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Abby Bard nhận định đây tuy chỉ là bước đi nhỏ nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện các kênh liên lạc và góp phần xây dựng lòng tin giữa Mỹ và Triều Tiên.

Tình trạng hiện nay trong quan hệ Mỹ - Triều là di sản của Chiến tranh Lạnh. Hai nước cho đến nay vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và kênh liên lạc chính vẫn là thông qua phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ). Trong khi đó, công dân Mỹ tại Triều Tiên vẫn phải trông cậy vào đại sứ quán Thụy Điển để đáp ứng các yêu cầu về lãnh sự.

Điều này có thể được cho là bình thường trong giai đoạn sau chiến tranh Thế giới thứ hai và chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) khi các nước chỉ được chọn Hàn Quốc hoặc Triều Tiên để thiết lập quan hệ dựa trên sự gần gũi về ý thức hệ. Tuy nhiên 70 năm sau đó, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều đã phát triển các mối quan hệ với những quốc gia mà trong quá khứ chỉ liên kết với bên còn lại.

Hiện nay, Triều Tiên đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 164 nước, trong đó có cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Triều Tiên cũng trở thành thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc kể từ năm 1991. Do vậy, việc Mỹ và Triều Tiên chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức là một ngoại lệ bất thường, đi ngược với xu thế của thời đại.

Vai trò của văn phòng đại diện

Việc thiếu một văn phòng đại diện chính thức khiến các quan chức Mỹ và Triều Tiên gặp khó khăn hơn trong việc diễn giải các động thái cũng như các diễn biến chính trị của nhau. Nếu một nước buộc phải dựa vào các kênh hậu trường hay các tuyên bố trên truyền thông để phán đoán xem bên còn lại nghĩ gì, chắc chắn sẽ có lỗ hổng trong việc thấu hiểu lẫn nhau và lỗ hổng này có thể cản trở tiến trình ngoại giao. Ngoài ra, việc mở văn phòng đại diện cũng là cách dễ dàng để Mỹ và Triều Tiên cải thiện dòng chảy thông tin cũng như giao lưu nhân dân giữa hai nước.

Một văn phòng đại diện sẽ đánh dấu sự hiện diện của phái đoàn ngoại giao đầu tiên trong lịch sử Mỹ trên lãnh thổ Triều Tiên. Văn phòng này sẽ tạo không gian cho các quan chức Mỹ và Triều Tiên bắt đầu thảo luận về các vấn đề then chốt trong quan hệ song phương, tương tự văn phòng mà Mỹ từng mở tại Việt Nam trước khi hai nước bình thường hóa quan hệ.

Khi các cuộc đàm phán với Triều Tiên được thúc đẩy, các nhà ngoại giao Mỹ có thể làm việc trực tiếp với các đối tác Triều Tiên để làm rõ lập trường chính sách và thực thi các thỏa thuận được hai nhà lãnh đạo thống nhất. Những động thái quan trọng như phi hạt nhân hóa không thể đạt được nếu không có sự tin tưởng. Những cuộc gặp mặt trực tiếp với tần suất thường xuyên tuy quy mô nhỏ nhưng lại là cơ chế hữu hiệu để thiết lập và nuôi dưỡng lòng tin, vốn được xem là cốt lõi trong quan hệ ngoại giao.

Ngoài những lợi ích trên, việc thành lập một văn phòng đại diện cũng làm giảm nguy cơ xảy ra những hiểu lầm mà có thể đe dọa tới mối quan hệ hòa dịu mong manh giữa Mỹ và Triều Tiên. Nếu xảy ra một cuộc xung đột bất ngờ giữa các binh sĩ Triều Tiên và bộ tư lệnh Liên Hợp Quốc với sự tham gia của các binh sĩ Mỹ, hay một sự cố nào đó trong cuộc tập trận quân sự chung Mỹ - Hàn, sự hiện diện ngay lập tức của các đại diện ngoại giao Mỹ thường trú tại Triều Tiên có thể ngăn chặn nguy cơ leo thang xung đột.

Chẳng hạn, khi Tổng thống Trump dọa trút mưa “tên lửa và hỏa lực” xuống Triều Tiên vào năm 2017, nếu các nhà ngoại giao Mỹ tại Triều Tiên có thể giải thích cho Bình Nhưỡng rằng đó chỉ là phong cách ngẫu hứng của ông chủ Nhà Trắng, căng thẳng giữa hai nước có thể đã không leo thang.

Thách thức mở văn phòng đại diện

Đương nhiên việc mở một văn phòng đại diện sẽ không tránh khỏi những thách thức. Mỹ có thể lo ngại về sự an toàn của các nhà ngoại giao Mỹ cũng như sự bảo mật về thông tin của Mỹ tại Triều Tiên, đặc biệt trong bối cảnh Washington từng cáo buộc Bình Nhưỡng tấn công mạng.

Việc mở văn phòng đại diện cũng cần có sự tương tác qua lại, đồng nghĩa với việc Triều Tiên cũng phải mở văn phòng đại diện tại Washington D.C. Ngoài ra, việc mở văn phòng cũng bao gồm các cuộc đàm phán về những điều mà các nhà ngoại giao được phép và không được phép làm tại từng nước. Mỹ có thể học hỏi Thụy Điển, Canada và Đức để có kinh nghiệm tốt nhất trong việc đưa các nhà ngoại giao tới Triều Tiên.

Những người chỉ trích có thể lập luận rằng, việc thiết lập quan hệ ngoại giao không chính thức giữa Mỹ và Triều Tiên có thể phát đi những thông điệp sai lệch. Tuy nhiên, mở một văn phòng đại diện không đồng nghĩa với việc Mỹ chấp nhận Triều Tiên là cường quốc hạt nhân hay ủng hộ chính quyền Triều Tiên. Điều đó chỉ đồng nghĩa với việc Mỹ sẵn sàng hợp tác thường xuyên với Triều Tiên như với hàng trăm quốc gia khác. Nếu Mỹ muốn đạt được tiến triển với Triều Tiên, Washington cần đưa các nhà ngoại giao tới quốc gia Đông Bắc Á này.

Xem thêm >> Ông Kim Jong-un có thể tới Việt Nam sớm và thăm một số khu công nghiệp trọng điểm

Theo Dân Trí/Diplomat
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chung cư MHDI Lê Đức Thọ: Các hộ dân bức xúc vì 'dài cổ' chờ sổ đỏ

Chung cư MHDI Lê Đức Thọ: Các hộ dân bức xúc vì 'dài cổ' chờ sổ đỏ

(VNF) - Dù đã thanh toán 100% tiền mua nhà nhưng hơn 3 năm qua, hàng chục hộ dân sinh sống tại Khu nhà ở MHDI – 1, đường Lê Đức Thọ vẫn “dài cổ” chờ sổ đỏ.

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

(VNF) - Phó giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hưng khẳng định, việc số hoá và công khai các quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư (NĐT) hình dung được không gian phát triển của tỉnh, từ đó có thể nghiên cứu rót vốn vào các lĩnh vực giàu tiềm năng.

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

(VNF) - Các ngân hàng thúc giục khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học và khuyến cáo khách cần cập nhật thông tin trước 1/7/2024 để không bị gián đoạn giao dịch.

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.