Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
UBND tỉnh Sơn La vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc dừng thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo hình thức PPP và chuyển hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Theo đó, UBND tỉnh Sơn La kiến nghị Thủ tướng cho chủ trương dùng thực hiện dư án nêu trên theo hình thức PPP và cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Đồng thời tách dự án thành 3 dự án độc lập.
Cụ thể, dự án số 1 (từ Km0 đến Km19) sẽ thực hiện theo hình thức đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, do tỉnh Hòa Bình thực hiện; dự án số 2 (từ Km19 đến Km53) thực hiện theo hình thức đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn hợp pháp khác do tỉnh Hòa Bình thực hiện; dự án số 3 (từ Km53+00 đến cuối tuyến) sẽ thực hiện theo hình thức đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, do tỉnh Sơn La thực hiện.
Dự án xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Môc Châu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu hồi tháng 5/2019 và giao UBND tỉnh Sơn La là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Dự án có có tổng chiều dài khoảng 85km với điểm đầu tại nút giao Quốc lộ 6 và điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 43, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Tổng mức đầu tư dự án (giai đoạn I) là khoảng 22.294 tỷ đồng với quy mô nền đường 17m; giai đoạn hoàn thiện bề rộng nền đường 22m; tốc độ thiết kế 80 km/h, các đoạn khó khăn thiết kế với vận tốc 60 km/h.
Trước đó, đầu tháng 11 vừa qua, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia ý kiến về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo phương thức PPP.
Bộ GTVT đánh giá việc UBND tỉnh Sơn La đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét chuyển dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu từ PPP sang đầu tư công là có cơ sở.
Theo Bộ GTVT, do hiện nay quy định pháp luật chưa có quy định về dừng chủ trương đầu tư dự án theo phương thức PPP chuyển sang hình thức đầu tư công khi dự án đang triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi và chưa tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
Do đó, Bộ GTVT đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư (với vai trò là cơ quan chủ trình thẩm định dự án, đồng thời là cơ quan chủ trì xây dựng Luật PPP, Luật Đầu tư công) hướng dẫn UBND tỉnh Sơn La triển khai các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ GTVT cũng đề nghị UBND tỉnh Sơn La tổ chức lập hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo quy định và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.