Cầu Quảng Đà kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam nhìn từ trên cao
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.
Trở về Việt Nam với tấm bằng vi mạch tại Đức và tài chính tại Anh, anh Nguyễn Trung Hiếu đầu quân cho Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC). Công việc ổn định và phù hợp với chuyên môn này lại chính là nơi giúp anh có ý tưởng về sàn giao dịch chia sẻ hành lý và đặt mua hàng xách tay.
"Trong quá trình làm việc, tôi vẫn hay mua các sản phẩm điện tử, board mạch từ các nước về để nghiên cứu. Do mình mua số lượng nhỏ nên người ta không chấp nhận gửi. Nhờ bạn bè ở Nhật thì phải chờ có khi nửa năm. Vậy nên tôi liều dùng các dịch vụ xách tay trên Facebook", anh kể. Tuy nhiên, với cách này, Hiếu phải trả tiền trước nhưng chỉ biết người mua qua mạng xã hội và số điện thoại nên khá lo lắng.
Ngoài mua hàng phục vụ công việc, bản thân anh Hiếu và vợ từng có thời gian học và làm việc tại Đức nên vẫn duy trì thói quen dùng các nhu yếu phẩm nước này khi về Việt Nam. Nhờ bạn bè cũng bất tiện còn ship qua chuyển phát thì tốn kém do mua ít.
Từ đó, anh nghĩ đến việc tại sao không có một giải pháp kinh tế chia sẻ cho người đi máy bay.
"Tôi bị ảnh hưởng bởi mô hình MitfahrGelegenheit (tiếng Đức là "đi cùng xe", hiện nay đã bị công ty BlaBlaCar của Pháp mua lại). Đây có thể xem là mô hình thủy tổ của Uber.
Vốn tính tiết kiệm, người Đức đã làm điều này từ mấy chục năm trước. Từ thời chưa có máy tính, họ viết giấy và ghim lên bảng tin các trường đại học. Ví dụ như "thứ Bảy này tôi đi từ Hamburg về Berlin lúc 9h sáng, có ai đi chung không?". Sau này có máy tính và máy in thì không phải viết tay nữa. Đến khoảng năm 2000, Internet thịnh hành thì họ lập ra forum và bây giờ là app", anh Hiếu kể lại.
Anh Nguyễn Trung Hiếu (áo đen phía trong) trao đổi cùng cộng sự về ứng dụng XtayPro.
Vào năm 2014, anh Hiếu nói ý tưởng với các bạn bè thân thiết và tìm người "chung chí hướng". Tập hợp được 4 thành viên để sáng lập nhưng lại sống ở 3 nước khác nhau (Việt Nam, Singapore và Đức) và có công việc riêng ổn định thế nên nhóm thường xuyên phải làm việc từ 8h tối đến 2h sáng. Mãi đến giữa 2015, bản đầu tiên của XtayPro mới ra đời nhưng rất ít tính năng và chưa tiện dụng do ngân sách hạn hẹp và năng suất thấp.
Phải đúng một năm nữa, sau khi nghiên cứu kỹ thị trường và các thủ tục pháp lý, nhóm sáng lập mới chính thức mở công ty và tập trung vào "đứa con" của mình. Đến tháng 7/2017, ứng dụng được Google và Apple chấp thuận cho "lên sóng". Đến tháng 8/2017, ứng dụng được nhận vào chương trình Facebook Start và Social Good do có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng.
Về cơ bản, XtayPro là mô hình kinh tế chia sẻ, kết nối những người sắp bay từ thành phố này đến thành phố kia với những người cần gửi đồ cho người thân hoặc nhờ mua quà, đặc sản từ các nước. Thông qua hình thức này, người du lịch sẽ giảm được chi phí vé máy bay, và người nhờ gửi đồ cũng tiết kiệm so với cách chuyển phát thông thường.
Hiện ứng dụng này miễn phí hoa hồng cho các giao dịch, bởi nhóm sáng lập ưu tiên xây dựng cộng đồng người dùng lành mạnh và tin cậy.
"Cũng như các mô hình kinh tế chia sẻ khác, vấn đề an ninh và bảo vệ người dùng cả hai phía là quan trọng nhất. Chúng tôi tiến hành xác minh cặn kẽ thông tin các thành viên để đánh giá mức độ uy tín và đảm bảo giao dịch, với cấp cao nhất là dấu tick xanh. Điều này để tránh các hành vi trộm cắp, lừa đảo, vận chuyển hàng cấm. Chúng tôi luôn khuyến nghị thành viên khi tham gia phải tìm hiểu quy định và tuân thủ luật pháp của tất cả các quốc gia có liên quan. Người dùng nên chọn những thành viên có dấu tick xanh và yêu cầu có hóa đơn gốc, selfie khi mua hàng để kiểm chứng…", nhà sáng lập nói.
Anh Hiếu cho biết một số nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Singapore, Brazil, Indonesia… cũng đang có các ý tưởng tương tự. Cũng theo anh, gần đây do các vụ việc bán sữa giả, vận chuyển ma túy hay lừa đảo mà mọi người chuyển qua dùng ứng dụng này khá nhiều, do có hệ thống xác minh thông tin.
Chỉ trong 2 tháng vừa qua, ứng dụng có hơn 4.500 người dùng mới, 3.000 giao dịch từ 25 quốc gia, trong đó có hơn 300 người ngoại quốc.
"Khi lên ý tưởng mình chỉ nghĩ đến các tình huống như nhờ mua đặc sản hay gửi đồ đạc cho người thân. Tuy nhiên, khi vận hành mới biết nó được tận dụng vào các mục đích rất ‘sáng tạo’. Bố mẹ gửi mì gói cho con đang du học. Có người nhờ người khác ra sân bay đón hộ người thân. Người lại đặt mua trà sữa từ Đài Loan, mua quà Valentine từ Nhật tặng người yêu. Khô gà, bánh chưng, giò chả gửi đi Đức, Singapore bưu điện không nhận thì mình lại có dịp phát huy. Cả hôm cổ động cho U23, chúng tôi còn có những đơn hàng xách tay quốc kỳ sang các nước để kịp ủng hộ đội nhà…", anh Hiếu kể lại.
Khi được hỏi về vấn đề đầu tư, startup cho biết hiện tại chuẩn bị kết thúc vòng gọi vốn thiên thần và kỳ vọng trong năm nay sẽ gọi được nguồn vốn lớn hơn nữa từ các quỹ đầu tư công nghệ. Hiện đội ngũ đã lên hơn 20 người và đang tích cực tuyển thêm thành viên để xây dựng tính năng mới song song với việc giải quyết bài toán niềm tin cho cộng đồng.
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.