'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bên cạnh sự tăng trưởng chậm lại, vấn đề tồn đọng nợ và nguy cơ tiềm tàng từ cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump, chính phủ Trung Quốc đang thực hiện một số bước nhằm củng cố nền kinh tế đang giảm tốc.
Trung Quốc đã bỏ qua một chiến dịch cao cấp để tập trung xử lý nợ. Động cơ tăng trưởng truyền thống đang được khởi động lại thông qua các dự án cơ sở hạ tầng lớn do chính phủ quản lý. Chính quyền Trung Quốc thậm chí còn cho kiểm duyệt các tin tức kinh tế xấu.
Vào Chủ nhật ngày 7/10, Bắc Kinh tiến thêm một bước nữa.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa ra một đòn bẩy tài chính có hiệu quả là sẽ bơm 174 tỷ USD vào nền kinh tế Trung Quốc. Động thái này nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc nói riêng, vốn gặp khó khăn trong việc vay tiền và đối mặt với những áp lực kinh doanh đang gia tăng khác.
Động thái này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc “thực sự không hoạt động tốt”, Chen Shouhong, người sáng lập nền tảng thông tin đầu tư Gelonghui, đã viết trên WeChat, một kênh truyền thông xã hội nổi tiếng của Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại leo thang với Hoa Kỳ là mối đe doạ lớn và rõ ràng nhất với Trung Quốc. Vào tháng 9, Hoa Kỳ áp đặt thuế quan đối với 200 tỷ USD hàng hoá từ Trung Quốc. Tổng thống Trump đã thể hiện sự mạnh mẽ và quan hệ giữa hai nước ngày càng nguội lạnh, điều này cho thấy cuộc chiến thương mại ngày càng có khả năng trở nên tồi tệ hơn.
Cho đến nay, cuộc chiến thương mại chỉ có tác động nhỏ đến nền kinh tế rộng lớn 12 nghìn tỷ USD của Trung Quốc. Thương mại không còn quá quan trọng với Trung Quốc như trước đây, một phần nhờ vào sự nổi lên của tầng lớp trung lưu Trung Quốc đã là những người mua hàng tốt nhất của thị trường.
Tuy nhiên, thuế quan có thể làm tổn thương nền kinh tế trong dài hạn. Trong tháng 9, các đơn hàng xuất khẩu mới – một chỉ số về sản xuất của Trung Quốc – đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016.
Nhưng Trung Quốc còn một vấn đề lớn hơn chiến tranh thương mại. Đó là việc người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu.
Doanh số bán lẻ năm nay tăng trưởng chậm nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Tăng trưởng tiền lương thấp. Đầu tư cơ sở hạ tầng – một trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc – đã giảm đáng kể trong nửa đầu năm nay. Tỷ lệ thanh toán không đúng hạn ngày càng gia tăng.
Trung Quốc cũng phải đối mặt với một thị trường chứng khoán giảm điểm khoảng 15% trong năm nay và đồng Nhân dân tệ mất giá 10% so với đồng USD.
Một số doanh nhân Trung Quốc cũng khẳng định rằng môi trường kinh doanh đang suy yếu. Chính phủ có thể sẽ sớm yêu cầu các công ty phải trả thêm tiền thuế.
Các quan chức chính phủ đã bắt đầu hành động trong những tháng gần đây để chống lại tác động lớn hơn của suy thoái kinh tế. Họ cam kết bơm hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng, làm tăng giá trị đồng tiền và ngăn chặn thị trường chứng khoán giảm.
Trung Quốc đã sử dụng những phương pháp này trong nhiều năm để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng chúng cũng thể hiện những nhược điểm trong nỗ lực của Chính phủ để giảm bớt nợ nần.
Trung Quốc đã tung ra một làn sóng chi tiêu và cho vay bắt đầu từ một thập kỷ trước và đã cứu nền kinh tế Trung Quốc khỏi suy thoái toàn cầu nhưng lại khiến nhiều công ty và chính quyền địa phương phải gánh thêm nợ nần. Các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng Trung Quốc phải giải quyết các vấn đề nợ của mình nếu mong muốn giữ cho nền kinh tế luôn sôi động.
Bắc Kinh dường như đang lắng nghe. Đầu năm nay, Liu He, một cố vấn kinh tế tin cậy của Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước đã hứa sẽ kiểm soát nợ của Trung Quốc trong ba năm tới. Việc bổ nhiệm chức danh Phó thủ tướng giám sát chính sách tài chính và công nghiệp cho ông Liu hồi tháng 3 được xem như một cam kết của các quan chức Trung Quốc cho việc vay vốn.
Hiện tại, Bắc Kinh đã thay đổi. Vào tháng 8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết họ đảm bảo rằng dòng tiền chảy từ khu vực ngân hàng do Nhà nước kiểm soát sẽ đến với các công ty cần nó, đặc biệt là các nhà xuất khẩu và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia cũng thể hiện lo ngại về những khó khăn tài chính của các công ty tư nhân trong tháng 6.
Chính phủ đã xúc tiến các dự án cơ sở hạ tầng đường sắt và cơ sở hạ tầng khác mà trước đây bị đình trệ hoặc bị chặn vì lo ngại việc trả nợ.
Nếu như những tín hiệu được cho là không rõ ràng vào tuần trước rằng quan chức Trung Quốc lo lắng về một nền kinh tế đang chững lại thì một động thái của Chính phủ vào ngày 28 tháng 9 kiểm duyệt tin tức kinh tế tiêu cực đã làm rõ điều này.
Danh sách các chủ đề bị cấm theo chỉ thị của chính phủ được gửi tới các nhà báo của nước này bao gồm: bất kỳ dữ liệu kinh tế nào cho thấy nền kinh tế đang phát triển chậm lại, nợ và rủi ro của chính quyền địa phương và dấu hiệu giảm niềm tin của người tiêu dùng.
Hôm Chủ nhật, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1 điểm%, tương đương bơm khoảng 110 tỷ USD vào nền kinh tế. Song song, khoảng 65 tỷ USD tiền mặt sẽ được chuyển cho các ngân hàng để trả các khoản nợ đến hạn trong những tuần tới.
Ngân hàng Trung ương đã thực hiện động thái này để đảm bảo “tính thanh khoản hợp lý và đầy đủ” trong nền kinh tế Trung Quốc. Đây là lần thứ tư trong năm nay Ngân hàng Trung ương cắt giảm tỷ lệ dự trữ.
Tuy nhiên lần này, tỷ lệ dự trữ giảm, được thiết lập để có hiệu lực vào ngày 15 tháng 10, là lớn và rộng bất thường.
Trong khi ngân hàng trung ương cắt giảm tỷ lệ dự trữ bằng một số tiền tương tự vào đầu năm nay, đã đưa ra nhiều điều kiện hơn trong cách các ngân hàng có thể sử dụng thêm tiền.
Ngân hàng đã tránh xa những động thái mạnh mẽ như vậy trong những năm gần đây. Bởi lẽ họ đã tìm ra những cách tinh tế hơn để tinh chỉnh số tiền trong hệ thống tài chính của Trung Quốc tuỳ thuộc vào nhu cầu.
Thông báo vào Chủ nhật cho thấy ngân hàng trung ương Trung Quốc biết rõ họ phải làm nhiều hơn thế.
Động thái này phản ánh trực tiếp sự tăng trưởng chậm chạp, Zhang Ming, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết hôm Chủ nhật. Ông Zhang dự đoán rằng tổng sản phẩm quốc nội trong quý III của Trung Quốc sẽ giảm xuống mức 6,6% so với 6,8% năm ngoái và con số quý IV có thể thấp hơn ở mức 6,4%. Trung Quốc tăng trưởng 6,7% trong quý II mặc dù con số này bị nghi ngờ.
“Căng thằng thương mại giữa Trung – Mỹ sẽ làm giảm sự đóng góp của hàng nhập khẩu và xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế”, ông Zhang, chuyên gia kinh tế trưởng tại Ping An Securities viết trên WeChat.
“Nếu tăng trưởng xuất khẩu chậm lại do những mâu thuẫn thương mại, nó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng đầu tư sản xuất”, ông nói thêm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.