Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chỉ vài ngày trước khi thông báo đòn áp thuế mới nhất với các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hôm 17/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đọc được bài viết ngay trên trang nhất tờ Wall Street Journal với tựa đề Nhà Trắng đang chịu "sức ép chính trị ngày càng tăng" trong việc giảm nhiệt chiến tranh thương mại, theo CNN.
Bài viết này cho rằng mâu thuẫn giữa các cố vấn trong chính quyền khiến Trump chịu áp lực lớn trong việc nhượng bộ Trung Quốc. Ông chủ Nhà Trắng cảm thấy rất khó chịu với bài báo và lập tức "xả giận" trên Twitter. "Chúng tôi không chịu sức ép nào để phải thỏa thuận với Trung Quốc, chính họ mới đang chịu áp lực phải nhượng bộ chúng tôi", ông viết, khẳng định rằng các thị trường của Mỹ đang mở rộng, còn của Trung Quốc đang "sụp đổ".
Theo các bình luận viên của CNN, tuyên bố này của Trump cho thấy chiến lược coi chiến tranh thương mại là vũ khí lợi hại trong chính sách đối ngoại của ông không thay đổi, đặc biệt là với Trung Quốc, dù nó gây ra nhiều tranh cãi trong nội bộ chính quyền và đe dọa đẩy nền kinh tế toàn cầu vào tình trạng bất ổn nếu trò chơi "ăn miếng trả miếng" giữa hai cường quốc tiếp diễn.
Vài ngày trước khi Mỹ tuyên bố gói áp thuế mới với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đề nghị ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm giải pháp với Bắc Kinh, nhưng đề xuất nhanh chóng bị Trump gạt bỏ. Thay vào đó, Trump trở nên quyết liệt hơn, khiến triển vọng đàm phán nhằm ngăn cản đòn đáp trả thương mại mới giữa hai cường quốc trở nên mờ mịt.
Động thái này của Trump tiếp thêm sức mạnh cho những cố vấn theo đường lối cứng rắn trong chính quyền, những người tin rằng lập trường không thỏa hiệp và gây thiệt hại nặng về kinh tế là cách duy nhất buộc Trung Quốc thay đổi chính sách thương mại của mình. Các quan chức Nhà Trắng này còn cho rằng sức mạnh hiện nay của nền kinh tế giúp Washington có cơ hội đưa ra yêu sách rắn hơn trên bàn đàm phán với Bắc Kinh.
Theo các trợ lý, Trump luôn không muốn tỏ ra yếu đuối ngay cả trước những cảnh báo kinh khủng nhất, nhưng lại thích phong cách quản lý theo kiểu cho phép mâu thuẫn nội bộ tồn tại trong chính quyền của mình. Kết quả là trong Nhà Trắng tồn tại hai phe rõ rệt, một bên là các cố vấn diều hâu muốn cứng rắn hơn với Trung Quốc, còn bên kia là tiếng nói phản đối đến từ những trợ lý cấp cao như Bộ trưởng Tài chính Mnuchin hay cố vấn kinh tế Larry Kudlow.
"Thách thức lớn nhất với chính quyền Trump hiện nay là những cố vấn như Kudlow hay Mnuchin, những người có kiến thức và niềm tin khác biệt. Nhưng thay vì tìm cách tranh luận, họ đang chỉ cố gắng làm cùn lưỡi gươm", một nguồn tin biết về các tranh cãi trong chính quyền Trump về chính sách áp thuế cho biết.
Nguồn tin này đánh giá những nỗ lực của Mnuchin và Kudlow trong việc thuyết phục Trump từ bỏ con đường chiến tranh thương mại tốn kém với Trung Quốc tới nay không đem lại nhiều hiệu quả khi không thể thắng được niềm tin mang tính bản năng về bảo hộ thương mại của Tổng thống.
Một số quan chức chính quyền Mỹ khẳng định Trump khuyến khích các trợ lý của mình đưa ra quan điểm trái ngược nhau, nhưng ông dường như thiên về những người có tư tưởng "diều hâu" như Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Giám đốc Hội đồng Thương mại và Chính sách Công nghiệp Peter Navarro.
Trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục hôm 13/9, Trump tuyên bố trước các cố vấn thuộc cả hai phe rằng nếu Mỹ không thực hiện lời đe dọa áp thuế mà ông đưa ra vài tháng trước, Trung Quốc sẽ coi đây là dấu hiệu của sự đầu hàng, ba nguồn tin thân cận với Nhà Trắng cho hay.
Tổng thống Mỹ thuyết phục các trợ lý rằng nếu Trung Quốc tung ra biện pháp trả đũa nhắm vào lĩnh vực nông nghiệp nhạy cảm của Mỹ, Washington sẽ áp đặt thêm gói thuế mới với 267 tỷ USD hàng hóa của Bắc Kinh, khiến gần như toàn bộ hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ sẽ chịu mức thuế mới.
Trong cuộc họp, Trump gạt bỏ những lo ngại do một số cố vấn kinh tế đưa ra rằng đòn áp thuế này có thể hủy hoại các nỗ lực ngoại giao được thực hiện trong vài tháng qua bởi Mnuchin, người được Trump gọi bằng tên thân mật Steve.
"Chúng ta sẽ tung ra gói áp thuế này. Steve có thể đàm phán tiếp, nhưng chúng ta sẽ áp thuế", Trump tuyên bố.
Mnuchin trước đó đã mời Phó thủ tướng Lưu Hạc, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc, tới Washington để thảo luận về giải pháp cho cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Nhưng ngay sau khi Trump tung ra gói áp thuế mới, cuộc đàm phán này lập tức bị đình trệ.
Quan điểm ủng hộ đàm phán thương mại với Trung Quốc của Bộ trưởng Tài chính Mnuchin từng nhận được sự ủng hộ của cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster, ngoại trưởng Rex Tillerson và thư ký Nhà Trắng Rob Porter. Nhưng cả ba quan chức cấp cao này sau đó đều lần lượt rời Nhà Trắng, trong đó Porter bị cáo buộc hành hung vợ cũ. Ông bác bỏ các cáo buộc này.
Kudlow, người phản đối việc gia tăng căng thẳng thương mại bằng các đòn áp thuế, gần đây lại công khai thể hiện sự ủng hộ các chính sách bảo hộ của Tổng thống Trump trên truyền hình. Mnuchin giờ đây gần như đơn độc, không có đồng minh trong nỗ lực thúc đẩy giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
Các quan chức theo đường lối diều hâu cho rằng Mnuchin đang làm suy yếu vị thế của Mỹ trước Trung Quốc khi "vạch áo cho người xem lưng" và thể hiện rằng chính quyền Trump không đoàn kết một lòng trong lập trường cứng rắn với các "thủ đoạn thương mại" của Bắc Kinh.
Một quan chức cấp cao Nhà Trắng thừa nhận Trung Quốc đã tìm cách tiếp xúc riêng với một số thành viên trong chính quyền Trump nhằm tác động đến tiến trình đàm phán, nhưng khẳng định đã vô hiệu hóa những nỗ lực lợi dụng mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền Mỹ.
"Các quan chức được phía Trung Quốc tiếp xúc riêng đều đã thông báo và tiết lộ nội dung trao đổi", người này nói. "Không có chuyện ai đó giữ kín thông tin về các cuộc tiếp xúc riêng này".
Tuy vậy, không có dấu hiệu nào cho thấy Trump sẽ loại bỏ Mnuchin vì những bất đồng trong chính sách thương mại với Trung Quốc. Mnuchin là cố vấn có quan hệ lâu dài nhất với Trump, kể từ khi ông còn là ứng viên tham gia tranh cử, và nhiều đồng minh của Trump nói rằng Bộ trưởng Tài chính là một trong những cố vấn đắc lực nhất của Tổng thống.
Sự thắng thế của những cố vấn có quan điểm cứng rắn ở Nhà Trắng đồng nghĩa với việc cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục kéo dài và tạo ra những thách thức mới với nền kinh tế.
Các quan chức Nhà Trắng thường đưa ra thông báo về đòn áp thuế sau 16h, khi các thị trường chứng khoán đã đóng cửa, nhằm tránh gây ra tình trạng hỗn loạn trong giới đầu tư khi tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, trước khi tung gói áp thuế 50 tỷ USD với Trung Quốc hôm 14/6, Trump lại nói với các phóng viên lúc 14h30 rằng chính quyền của ông sắp có một thông báo lớn, và hậu quả là chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones lập tức mất 100 điểm ngay trong chiều hôm đó.
Xem thêm >> Nga lên án hành động ‘bắt giữ người phi lý’ của Na Uy, tuyên bố sẽ đáp trả
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.