Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo đề án, Vinapaco đề xuất sáp nhập Phòng Điều độ vào Phòng Kỹ thuật; sáp nhập Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu vào Phòng vật tư nguyên liệu, lấy tên là Phòng Vật tư nguyên liệu và Kinh doanh xuất nhập khẩu.
Như vây, sau tái cơ cấu, Vinapaco có 10 phòng chuyên môn gồm: Văn phòng, Phòng Tổ chức lao động, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Kế hoạch, Phòng Thị trường, Phòng Vật tư nguyên liệu và Kinh doanh xuất nhập khẩu, Phòng Xây dựng cơ bản, Phòng Lâm nghiệp, Phòng Kỹ thuật, Tổng kho.
Đối với các đơn vị sản xuất và dịch vụ, Vinapaco sẽ sáp nhập Xí nghiệp Dịch vụ và Xí nghiệp Vận tải, lấy tên là Xí nghiệp Vận tải và Dịch vụ, thành lập mới Nhà máy Chế biến gỗ.
Như vậy, Vinapaco có các nhà máy: Giấy, hóa chất, điện, xí nghiệp bảo dưỡng, xí nghiệp vận tải và dịch vụ, chế biến gỗ.
Đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc, Vinapaco sẽ chấm dứt hoạt động của Công ty Chế biến và Xuất nhập khẩu Dăm mảnh do sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua liên tục thua lỗ.
Bên cạnh đó, Vinapaco cũng giải thể Chi nhánh Tổng công ty Giấy Việt Nam tại Hà Nội, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2019 - 2020. Theo đó, bộ phận làm việc tại tòa 142 Đội Cấn của Chi nhánh Hà Nội sẽ chuyển về Văn phòng Tổng công ty quản lý, còn bộ phận quản lý kho của Chi nhánh Hà Nội tại 672 Ngô Gia Tự sẽ chuyển về Công ty giấy Tissue Sông Đuống quản lý.
Tổng công ty cũng sẽ tiến hành sáp nhập các công ty lâm nghiệp trên cùng một địa bàn thành một công ty lâm nghiệp nhằm giảm lao động, chi phí.
Cụ thể, tại tỉnh Hà Giang, Vinapaco cho sáp nhập Công ty lâm nghiệp Ngòi Sào, Công ty lâm nghiệp Cầu Ham vào Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo, đổi tên thành Công ty lâm nghiệp Bắc Quang.
Tại tỉnh Tuyên Quang, sáp nhập Công ty lâm nghiệp Tân Phong, Công ty lâm nghiệp Tân Thành vào Công ty lâm nghiệp Hàm Yên.
Tại tỉnh Phú Thọ, sáp nhập Công ty lâm nghiệp Đoan Hùng vào Công ty lâm nghiệp Yên Lập; sáp nhập Công ty lâm nghiệp Tam Sơn, Công ty lâm nghiệp Tam Thắng vào Công ty lâm nghiệp Xuân Đài và đổi tên thành Công ty lâm nghiệp Xuân Sơn.
Tại Vĩnh Phúc, Vinapaco giữ nguyện Công ty lâm nghiệp Lập Thạch.
Đối với 3 công ty lâm nghiệp: Tam Thanh, Thanh Hòa, Sông Thao, Vinapaco cho hay UBND tỉnh Phú Thọ đã nhiều lần đề xuất Tổng công ty bàn giao về tỉnh tổng diện tích 3.020ha, trong đó, diện tích tại 3 công ty nêu trên là 2.108ha. Tổng công ty đã báo cáo Bộ Công Thương về việc bàn giao đất. Theo đó, Tổng công ty sẽ bàn giao nguyên trạng (đất, tài sản trên đất, tài chính, lao động) về tỉnh Phú Thọ quản lý, đồng thời đề nghị tỉnh trong vòng 1 năm phải chuyển trả toàn bộ chi phí mà Tổng công ty đã đầu tư.
Với việc sáp nhập các công ty lâm nghiệp như trên, số lượng các đơn vị hạch toán phụ thuộc sẽ giảm từ 22 đơn vị xuống còn 9 đơn vị, gồm: Công ty giấy Tissue Sông Đuống, Chi nhánh Tổng công ty Giấy Việt Nam tại Đà Nẵng, Chi nhánh Tổng công ty Giấy Việt Nam tại TP. HCM, Công ty lâm nghiệp Bắc Quang, Công ty lâm nghiệp Hàm Yên, Công ty lâm nghiệp Yên Lập, Công ty lâm nghiệp Xuân Sơn, Công ty lâm nghiệp Lập Thạch, Công ty Thiết kế lâm nghiệp.
Theo ước tính của Vinapaco, việc sáp nhập sẽ giảm lao động gián tiếp khoảng 69 người, giảm chi phí tiền lương 3,3 tỷ đồng/năm, giảm phí quản lý 20 tỷ đồng/năm.
Đối với Công ty TNHH MTV Nguyên liệu giấy Miền Nam, Vinapaco cho biết Tổng công ty đang tiến hành các bước để tái cơ cấu công ty trước khi tiến hành cổ phần hóa độc lập trong giai đoạn 2019 – 2020.
Cụ thể, về tái cơ cấu sản xuất kinh doanh, tại Dự án đầu tư xây dựng vùng rừng nguyên liệu giấy Kon Tum giai đoạn 2000 – 2010 (Thủ tướng cho phép chuyển đổi mục tiêu kinh doanh rừng thông làm nguyên liệu giấy chu kỳ 15 năm sang kinh doanh gỗ lớn chu kỳ 25 năm), Vinapaco đang triển khai mở rộng Nhà máy sản xuất ván Veneer hiện có.
Theo đó, Vinapaco mở rộng lần 1, nâng công suất lên 24.000m3/năm với tổng mức đầu tư dự kiến 22 tỷ đồng (giai đoạn 2018 -2019); mở rộng lần 2 nâng công suất lên 48.000m3/năm với tổng mức đầu tư dự kiến 44 tỷ đồng (giai đoạn 2021-2022) và đầu tư dây chuyền sản xuất viên nén công suất từ 50.000 tấn/năm đến 60.000 tấn/năm.
Vinapaco cũng khai thác tận thu nhựa thông trong quá trình tỉa thưa rừng thông và trong quá trình kinh doanh gỗ lớn. Hai hoạt động trên ước tính sẽ tạo ra doanh thu bình quân 360 tỷ đồng/năm cho công ty.
Đề án tái cơ cấu của Vinapaco cho biết tổng công ty sẽ thoái vốn tại 10 doanh nghiệp, gồm: Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì, Công ty Cổ phần Tân Mai miền Đông, Công ty Cổ phần Tân Mai Lâm Đồng, Công ty Cổ phần Tân Mai Tây Nguyên, Công ty Cổ phần Tân Mai miền Trung, Công ty Cổ phần In Phúc Yên, Công ty Cổ phần Sắn Sơn Sơn, Công ty Cổ phần Giấy Thanh Hóa, Công ty Tập đoàn Tân Mai, Công ty Cổ phần Giấy BBP.
Về lộ trình thoái vốn cụ thể, Vinapaco cho hay tại Công ty Cổ phần Giấy Thanh Hóa, Tổng công ty đã thu về 24 tỷ đồng tiền đầu tư tại dự án Nhà máy tại xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. Còn 11 tỷ đồng, Tổng công ty sẽ tiếp tục thu hồi khi có nhà đầu tư vào mặt bằng nhà máy. Dự kiến, tổng công ty sẽ thoái vốn thành công trong giai đoạn 2018 -2020.
Đối với các công ty con của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai (Công ty Cổ phần Tân Mai miền Đông, Công ty Cổ phần Tân Mai Lâm Đồng, Công ty Cổ phần Tân Mai Tây Nguyên, Công ty Cổ phần Tân Mai miền Trung), Tổng công ty dự kiến việc thoái vốn trong năm 2018.
Tổng công ty chủ trương thoái vốn hết tại các đơn vị liên kết trong giai đoạn 2018 – 2021 nhằm tập trung nguồn lực cho Bãi Bằng, giấy Tissue Sông Đuống và sản xuất lâm nghiệp.
Theo đề án, Vinapaco đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn Tổng công ty Giấy Việt Nam sẽ giảm 10% trên tổng số lao động hiện có 3.044 người, tương đương khoảng 300 người (trong đó giảm lượng lao động gián tiếp khoảng 3%) đồng thời tăng năng suất lao động lên 20%.
Tổng công ty dự tính đến năm năm 2020, tổng tài sản sẽ là 3.822 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn 1.929 tỷ đồng, tài sản dài hạn 1.893 tỷ đồng. Nợ phải trả của tổng công ty đến năm 2020 là 2.013 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 1.809 tỷ đồng; hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,1 lần.
Với các nội dung tái cơ cấu như trên, Vinapaco đã đưa ra một loạt đề xuất đối với Chính phủ. Trong đó, đáng chú ý là đề xuất giãn tiến độ trả nợ vốn vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến khi rừng đủ 25 tuổi; trả lãi vay cùng với trả nợ gố và không tính lãi gộp phù hợp với chu kỳ khai thác của cây thông gỗ lớn (tại Dự án đầu tư xây dựng vùng rừng nguyên liệu giấy Kon Tum giai đoạn 2000 – 2010).
Bên cạnh đó, Vinapaco cũng đề nghị Thủ tướng cho phép cổ phần hóa độc lập Công ty TNHH Nguyên liệu giấy miền Nam (thực hiện song song với cổ phần hóa Công ty mẹ - TCT Giấy Việt Nam).
Đối với dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Tổng công ty cho rằng việc thẩm định lại giá trị của dự án cũng chưa đảm bảo chắc chắn việc đấu giá sẽ thành công. Do đó, Tổng công ty đề nghị Bộ Công Thương và các bộ ngành báo cáo Chính phủ xem xét ban hành cơ chế đặc thù nhằm đẩy nhanh tiến độ bán đấu giá tài sản dự án để cổ phần hóa Tổng công ty.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.