Tại sao nhà đầu tư điện gió ngoài khơi 'sợ' đấu thầu?
Nguyên Nga -
15/06/2021 07:43 (GMT+7)
Việc chuyển từ cơ chế giá có hỗ trợ (FIT) sang cơ chế đấu thầu cho các dự án điện gió ngoài khơi đang khiến nhà đầu tư lo ngại rủi ro và thu hút đầu tư giảm sút.
Hiện Việt Nam có khoảng 130 dự án điện gió trên đất liền và ngoài khơi
Thế nhưng, theo các chuyên gia thì thực tế không hoàn toàn như vậy.
Giữ chính sách giá FIT chờ nhà đầu tư?
Ý kiến trên được đưa ra tại một buổi trao đổi trực tuyến về điện gió ngoài khơi do Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) tổ chức vào cuối tuần qua.
Cơ chế đấu thầu giải quyết được bài toán tạo ra thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh. Việc đấu thầu công khai, minh bạch và chuyên nghiệp vẫn tốt hơn là giá áp theo ý chí chủ quan nếu muốn tiến tới thị trường mua bán điện có cạnh tranh sau này.
Ông Trần Văn Bình
Cụ thể, theo các nhà đầu tư (NĐT), việc thực hiện cơ chế đấu thầu ngay thay vì áp dụng giá ưu đãi FIT có lộ trình đối với các dự án điện gió ngoài khơi sẽ khiến họ gặp rủi ro. Đặc biệt, cơ chế đấu thầu trên không giúp Việt Nam có ngay mức giá mua vào điện gió thấp hơn giá FIT do chi phí đầu tư vào rất lớn và thời gian để đầu tư một dự án điện gió ngoài khơi (cách 40 - 50 km tính từ bờ biển trở ra) thường kéo dài nhiều năm. Đây là sân chơi của các NĐT có tài lực vững, mạnh.
Số liệu của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy hiện có khoảng 130 dự án điện gió (ngoài khơi và trên đất liền) đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN. Tuy nhiên, chỉ có 12 dự án với tổng công suất gần 582 MW đã được đưa vào vận hành thương mại.
Dự kiến trong năm nay, có khoảng 105 dự án vận hành thương mại trước ngày 1/11, kịp hưởng giá ưu đãi 1.927 đồng/kWh và 2.223 đồng/kWh. Trong số các dự án điện gió tỷ đô, phải kể đến dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind (Anh) với quy mô 3,4 GW, tổng mức đầu tư lên đến 11,9 tỷ USD (tương đương khoảng 274.000 tỷ đồng).
Dự án điện gió ngoài khơi
La Gàn (liên doanh giữa Công ty Cổ phần năng lượng dầu khí châu Á (Asiapetro), Novasia Energy và Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP, Đan Mạch) có công suất 3,5 GW, vốn đầu tư cũng lên khoảng 10,5 tỷ USD (tầm 242.000 tỷ đồng).
Một NĐT lớn nữa cũng đang “nhòm ngó” thị trường này tại Việt Nam đến từ Đan Mạch, đó là Tập đoàn Orsted. Ở trong nước, cũng có NĐT “tỷ đô” tham gia như HBRE Group và đối tác Pháp dự án điện gió ngoài biển với mức đầu tư 1 tỷ USD (khoảng 23.000 tỷ đồng) có công suất 500 MW...
Tuy nhiên, theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, điện gió ngoài khơi tại Việt Nam hiện chỉ có dự án Thăng Long Wind với công suất 3,4 GW, đầu tư gần 12 tỷ USD là đã hoàn tất các thủ tục. Các dự án còn lại chỉ ở giai đoạn khảo sát. “Nên nói giữ giá FIT chờ các dự án này thì không lẽ chính sách chạy sau chờ NĐT hay sao? Và nếu chờ, biết đến bao giờ?”, ông Nghĩa đặt câu hỏi.
Theo quy định, đến ngày 31/10/2021 tới đây, giá cố định ưu đãi FIT cho điện gió ngoài khơi với mức 9,8 cent/kWh (tương đương 2.223 đồng) và trên bờ là 8,5 cent/kWh (tương đương 1.927 đồng) sẽ hết hạn. Thời gian áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành. Tức là muốn được hưởng mức giá ưu đãi nói trên, các dự án điện gió ngoài khơi phải được đưa vào vận hành trước ngày 1/11 tới. Sau ngày đó, cơ chế giá sẽ thay đổi.
Thế nên, trong thời gian qua, có khá nhiều dự án điện gió đang “chạy đua” nước rút đóng điện trước ngày 31/10 để hưởng giá ưu đãi FIT 2.223 đồng/kWh kéo dài 20 năm. Quan điểm của Bộ Công Thương là cần sớm chuyển sang áp dụng cơ chế đấu thầu, thay vì mức giá cố định FIT nói trên đối với dự án điện gió và cả điện mặt trời nói chung.
Được biết, Cục Điện lực và năng lượng tái tạo cũng đang xây dựng cơ chế đấu thầu này. Theo EVN, có 13 dự án sẽ không kịp vận hành trước ngày 1/11 năm nay và cảnh báo các dự án dự kiến vận hành sau ngày 1/11/2021 có thể gặp rủi ro về quá tải và thừa nguồn. Đặc biệt, vấn đề quá tải thường không được xử lý ngay trong thời gian ngắn khi cơ sở pháp lý để ký hợp đồng mua bán điện chưa rõ ràng.
Giá mua ở Việt Nam cao hơn nhiều nước
Ông Trần Viết Ngãi khẳng định đấu thầu các dự án điện sẽ giúp chúng ta 3 cái lợi, đó là chọn được thiết bị tốt, kỹ thuật tốt và giá tốt.
Thừa nhận trong các dự án điện nói chung,60 - 70% giá trị thiết bị vật tư Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong nước chưa sản xuất được, ông Trần Viết Ngãi cho biết các dự án điện gió ngoài khơi thiết bị phải nhập 100%. Thế nhưng, với các dự án tỷ đô, NĐT thường tính rất kỹ trước khi khảo sát. Chưa kể, hiện mức giá điện gió ngoài khơi theo giá FIT của chúng ta là 9,8 cent/kWh trong khi Đài Loan là 6 cent/kWh, Trung Quốc 5,5 cent/kWh, Anh 5 cent/kWh, Hà Lan 4,5 cent/kWh, Mỹ 5 cent/kWh…
“Dẫn ra để thấy, giá điện gió ngoài khơi của Việt Nam cao hơn nhiều quốc gia khác”, ông Ngãi nói thẳng và cho rằng mức giá đấu thầu đưa ra sau này chắc chắn sẽ bảo đảm hợp lý cân bằng giữa thu hút đầu tư và có lợi cho NĐT lẫn người tiêu dùng.
Đồng quan điểm, chuyên gia năng lượng tái tạo Trần Văn Bình bổ sung chi phí đầu tư vào điện gió trong 10 năm qua đã giảm mạnh. Dẫn số liệu của Hội đồng năng lượng gió toàn cầu, ông Bình cho biết giá sản xuất điện từ nguồn điện gió ngoài khơi trong 10 năm qua đã giảm đến… 70% và dự kiến sẽ tiếp tục giảm nữa do trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ được cải tiến mạnh.
“Giá FIT của chúng ta thực tế được định ra chưa được nghiên cứu đầy đủ về bài toán tiền, chỉ dừng lại ở mức khuyến khích đầu tư trong giai đoạn chúng ta muốn thu hút đầu tư năng lượng tái tạo càng nhiều càng tốt. Trong quá trình đó, các chính sách có thể thay đổi để phù hợp tình hình dần”.
(VNF) - Chỉ trong một ngày, giá vàng miếng SJC đã 5 lần lập kỷ lục, khép phiên ở mức cao chưa từng có - 115,5 triệu đồng/lượng. Vậy điều gì dẫn đến cơn "điên loạn" của thị trường vàng ngày 16/4?
(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen vừa cho biết, doanh nghiệp này đang thu thập tài liệu, chứng cứ để khởi nghệ sĩ Quyền Linh vì đã tự ý tham gia chương trình “Hành trình ước mơ”. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại nam nghệ sĩ khẳng định anh không phải là MC độc quyền cho bất kỳ chương trình nào.
(VNF) - Theo nhận định của giới phân tích, giá vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh các ngân hàng trung ương đẩy mạnh mua vào và tình hình chính trị, kinh tế còn nhiều bất ổn.
(VNF) - Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, khả năng sử dụng ngoại ngữ một cách chủ động, hiệu quả ngày càng trở nên quan trọng. Việc học tiếng Anh không còn giới hạn trong không gian lớp học truyền thống mà cần được mở rộng ra mọi lúc, mọi nơi, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của công nghệ để giúp người học tiếp cận kiến thức nhanh chóng, giao tiếp dễ dàng hơn.
(VNF) - Giải thưởng Stevie khu vực châu Á Thái Bình Dương 2025 (Asia-Pacific Stevie Awards 2025) vừa công bố danh sách các doanh nghiệp đạt giải vàng, bạc, đồng ở nhiều hạng mục giải thưởng cho sản phẩm và cá nhân.
(VNF) - Công ty cổ phần DNP Holding vừa bị xử phạt 320 triệu đồng do có hành vi đang hoạt động sản xuất nhưng không có giấy phép môi trường theo quy định.
(VNF) - Trong phiên đầu tuần, giá vàng miếng SJC chính thức chạm mốc 107 triệu đồng/lượng - mức cao nhất trong lịch sử. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng miếng đã tăng tới gần 23 triệu đồng/lượng.
(VNF) - Đầu hè, thị trường điện máy sôi động với loạt chương trình khuyến mãi điều hoà, nhiều mẫu giảm giá tới gần 50%, giá chỉ từ hơn 4 triệu đồng khiến người tiêu dùng đổ xô “săn” hàng.
(VNF) - Dù Quốc hội đã ban hành lệnh cấm sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng thuốc lá điện tử từ ngày 30/11/2024. Tuy nhiên, sau 4 tháng, mặt hàng này vẫn được bày bán công khai. Nhiều cửa hàng ngang nhiên hoạt động, thậm chí rao bán sỉ số lượng lớn trên các diễn đàn mạng.
(VNF) - Giá gạo tại các siêu thị trên khắp Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng, mặc dù gạo từ kho dự trữ quốc gia đã bắt đầu được bày bán. Điều này đang mang lại cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo lớn, trong đó có Việt Nam.
(VNF) - Giá vàng trong nước đã vượt 106 triệu đồng/lượng và được dự báo sắp lên 110 triệu đồng mỗi lượng. Các chuyên gia cảnh báo khi giá vàng liên tục lập kỷ lục cần cân nhắc kỹ khi mua vào.
(VNF) - Giá vàng thế giới vượt 3.200 USD/ounce, lập kỷ lục thứ 22 từ đầu năm nay. Trong nước, giá vàng nhẫn tái chiếm mốc lịch sử 106 triệu đồng/lượng.
(VNF) - Nhân dịp kỷ niệm 215 năm thành lập thương hiệu Peugeot và dịp lễ 30/4 - 1/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi lên đến 85 triệu đồng đối với các mẫu xe Peugeot trong tháng 4/2025.
(VNF) - Trên các diễn đàn mạng, nhiều tài khoản nhận ship bánh mì Huỳnh Hoa từ TP. HCM ra nhiều tỉnh thành trên cả nước . Thậm chí, không ít người còn “xách tay” số lượng lớn sang nước ngoài với giá gần 1 triệu đồng/2 ổ.
(VNF) - Giá vàng trong nước hôm nay (11/4) tăng dữ dội, gần 3 triệu đồng/lượng, lên đỉnh lịch sử 106,4 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá vàng thế giới lần đầu vượt 3.200 USD/ounce.
(VNF) - Tối 10/4/2025, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu là đại diện Việt Nam được vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo - Đột phá công nghệ của năm" (Digital Innovation of the Year) tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025.
(VNF) - Dù bị Dior “cắt đứt” danh phận, Thùy Tiên vẫn là gương mặt đại diện của một số nhãn hàng lớn, có thể kể đến như Lazada, Sunsilk, La Vie,… và hiện các thương hiệu này cũng chưa có động thái gì liên quan đến việc hợp tác đại diện của nàng hậu.
(VNF) - Trong giai đoạn “nước rút”, học sinh lớp 9 trên toàn quốc đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026. Đây cũng là năm đầu tiên kỳ thi tuyển sinh lớp 10 được tổ chức thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều thay đổi về cấu trúc đề thi, kiến thức cũng như quy chế thi.
(VNF) - Giá hồ tiêu trong nước đồng loạt giảm sâu từ 5.000 – 6.000 đồng/kg sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố dự kiến áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã lập tức kích hoạt các cuộc đàm phán với đối tác để tìm giải pháp ứng phó.
(VNF) - FPT Long Châu chính thức giới thiệu giải pháp điều trị mỡ máu thế hệ mới. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong điều trị rối loạn mỡ máu – một bệnh lý tiến triển âm thầm nhưng là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ và nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng.
(VNF) - Chỉ trong một ngày, giá vàng miếng SJC đã 5 lần lập kỷ lục, khép phiên ở mức cao chưa từng có - 115,5 triệu đồng/lượng. Vậy điều gì dẫn đến cơn "điên loạn" của thị trường vàng ngày 16/4?
(VNF) - Dự kiến 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh là Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng sẽ thông tuyến chính trước dịp lễ 30/4 và 1/5.